Cách đọc Bảng nhiều dữ liệu trong IELTS Writing task 1

Trang Đoàn Trang Đoàn
12.03.2020

Table là một trong những dạng đề thường gặp nhất trong Task 1, đề bài bao gồm các bảng miêu tả xu hướng hoặc số liệu điều tra xoay quanh các chủ đề như kinh tế, kinh doanh, lao động,… 

Thông thường, một đề bài chỉ đưa ra một bảng tuy nhiên đôi khi cũng có thể xuất hiện hai bảng trong cùng một câu hỏi. Bảng thường sẽ được kết hợp với các loại tài liệu trực quan như: biểu đồ cột, biểu đồ đường và biểu đồ tròn, tuy nhiên cũng có trường hợp đề ra kết hợp bảng với hai dạng đề còn lại. Vậy cách đọc bảng nhiều dữ liệu trong Writing Task 1 như thế nào là đúng, bài viết dưới đây sẽ giúp được cho bạn.

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chuyên mục:

Chúng ta cùng làm một đề mẫu sau để nắm vững được cách làm dạng này nhé!

Đề mẫu

The table below gives information about the amount of beef exported in five different countries in 2012, 2014 and 2016.Summerise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Write at least 150 words

Quantities of beef exported in 5 countries (2012, 2014, 2016)(in tonnes)

2012

2014

2016

Japan

224

633

1,005

Switzerland

23

17

22

Brazil

125,465

130,307

137,650

Norway

34

81

17

Uruguay

44,372

39,932

42, 310

1. Viết dàn ý

Cách đọc Bảng nhiều dữ liệu trong IELTS Writing task 1
Cách lên dàn ý cho bảng nhiều dữ liệu trong IELTS Writing task 1
  • Đầu tiên, chúng ta sẽ xác định chủ đề được nêu ra ở phần đề bài. Tiếp theo, các sĩ tử nên làm rõ đơn vị chính của đề bài như con số , tỷ lệ phần trăm hay giá tiền,… và các yếu tố quan trọng như các mốc thời gian, quốc gia, ngành công nghiệp nằm ở cột dọc và ngang của bảng số liệu.
  • Sau đó, phần thân bài sẽ chia ra thành 4 đoạn riêng biệt với đoạn đầu tiên là nội dung chủ đề được viết lại bằng một định dạng khác cụ thể hơn nhưng không làm thay đổi nghĩa của chủ đề gốc; đoạn 2 nói về đặc trưng tổng quát của toàn bảng số liệu và hai đoạn còn lại đặc tả chi tiết số liệu và xu hướng của từng hạng mục.

LƯU Ý YÊU CẦU: đặc trưng chủ đạo ở đoạn hai nói về các đặc điểm có thể nhìn thấy ngay khi nhìn vào bảng. Còn đặc điểm chi tiết của hai đoạn thân bài là chi tiết của các hạng mục gồm so sánh miêu tả các số liệu cũng như nói về xu hướng thay đổi theo thời gian.

2. Dàn bài của bài mẫu

Chủ đề ở phần đề bài

Beef exported in 5 distinct countries (2012, 2014, 2016)

Đặc trưng tổng quát ở đoạn 2

  • Xu hướng xuất khẩu bò ở 3 nước Norway, Uruguay và Switzerland biến động theo thời gian còn hai quốc gia còn lại tăng mạnh.
  • Japan: highest growth rate: tỷ lệ gia tăng cao nhất
  • Brazil > 4 nations combined: Brazil lớn hơn 3 nước kia cộng lại.

Đặc điểm chi tiết

  • Brazil: tăng
  • Japan: tăng gấp 5: tỷ lệ tăng mạnh trong cả 3 năm
  • Uruguay: có lượng xuất khẩu cao thứ hai
  • Nor và Switz: lượng xuất khẩu thấp nhất.
  • Nor: tăng gấp hai sang năm 2014 và giảm mạnh vào năm 2016

3. Cấu tạo toàn bài

  • Introduction: These data sources clearly communicate + đơn vị chính của bài +  chủ đề
  • Overview: Overall, it is patently obvious that + đặc trưng tổng quát
  • Details: Looking at the table more vividly, it is easily observed that + đặc điểm chi tiết.

4. Model Essay

These data sources clearly communicate the amount of beef exported from 5 distinct countries including Japan, Switzerland, Brazil, Norway and Uruguay in 3 separate years 2012, 2014 and 2016.

Overall, it is patenly obvious that the amount of beef exported in 3 out of 5 countries including Switzerland, Norway and Uruguay was subject to general volatility whereas the remaining two experienced dramatic climbs in figures. It is also noticeable that Japan had the highest growth rate during this period and Brazil accounted for the biggest figure of exportation of all countries.

Looking at the table more vividly, it is easily observed that the amount of beef Brazil exported climbed steadily to reach its highest peak at 137,650 tonnes between 2012 and 2016. The same period witnessed such dramatic upward trend in Japan, with the figures starting at 224 tonnes in 2012, rising appreciably to 633 in 2014 before soaring to the remarkable 1005, whose figure was fivefold bigger than that of the initial year. The second largest beef exporter was Uruguay, which steadily exported around 40000 tonnes every year except for a minor setback in 2014.

In a stark contrast, the pattern of beef exporting in Norway and Switzerland was negatively correlated, with both nations shipping out under 100 tonnes in all three years. As for Norway, the figure saw tremendous surge to the impressive 81 tonnes in 2014, followed by a plummet to a mere 17 within the next two years, which marked the bottommost point in beef exportation recorded in this nation.

Chúc bạn học tập tốt và thành công nhé!

Theo dõi khóa học IELTS đang được nhiều bạn quan tâm

Hy vọng bài viết cách đọc bảng nhiều dữ liệu trong IELTS Writing task 1 giúp bạn học tập và ôn luyện thi IELTS một cách hiệu quả nhất..

Bình luận

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Vui lòng chọn mục đích học IELTS của bạn?
Vui lòng chọn thời bạn bạn muốn Vietop gọi điện tư vấn?
Vui lòng chọn trung tâm mà bạn muốn kiểm tra