Giảm UP TO 40% học phí IELTS tại IELTS Vietop

Cách xử lý các tình huống khó trong IELTS Speaking Part 3

Trang Đoàn Trang Đoàn
09.04.2020

Phải nói rằng trong 3 phần của IELTS Speaking, nỗi sợ lớn nhất của thí sinh là Part 2 thì đứng nhì chính là Speaking Part 3. Vậy hãy cùng tham khảo cách trả lời IELTS Speaking Part 3 trong những tình huống khó ngay nhé!

Cách trả lời IELTS Speaking Part 3 trong các tình huống khó
Cách trả lời IELTS Speaking Part 3 trong các tình huống khó

Điều này một phần vì tính chất các câu hỏi của Part 3 thường là đi sâu vào những vấn đề thuộc về xã hội và trừu tượng hơn, không còn là những câu hỏi về bản thân và của cuộc sống của bạn như ở IELTS Speaking Part 1. Thêm vào đó, trong phần này giám khảo sẽ đáp trả câu trả lời của bạn và hướng bài nói theo nhiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào câu trả lời và khả năng của bạn.

Chính vì vậy, hôm nay Vietop sẽ chia sẻ với các bạn cách ứng biến trong những tình huống “ khó đỡ ” thường xảy ra trong phòng thi với IELTS Speaking Part 3 để có thể tối ưu hoá điểm thi Speaking của mình nhé!

Tìm hiểu về: Khóa học IELTS Online trực tuyến cùng giảng viên chỉ 3-5 bạn

Tìm hiểu IELTS Speaking Part 3

IELTS Speaking Part 3 kéo dài từ 4 đến 5 phút. Giám khảo thường hỏi khoảng 4 đến 6 câu hỏi về chủ đề liên quan đến part 2. Một số câu hỏi có sẵn, nhưng giám khảo cũng có thể hỏi một số câu hỏi ngẫu hứng dựa trên câu trả lời của bạn.

Phần này của bài thi sẽ tập trung vào khả năng ngôn ngữ của bạn trong việc bày tỏ ý kiến cũng như chứng minh, đưa ví dụ cho các ý kiến đó. Chủ đề của IELTS Speaking part 2 luôn liên quan đến chủ đề part 3. Ví dụ, nếu part 2 của bạn là “Describe a teacher who has influenced you in your education”, part 3 sẽ là những câu hỏi về vai trò giáo viên trong giáo dục.

Bạn chú ý rằng ở part 3, bạn cần đưa ra câu trả lời dài hơn part 1. Câu trả lời của bạn có thể kéo dài từ 30 đến 60 giây. Các chủ đề ở part 3 cũng sẽ vượt ra khỏi phạm vi cá nhân, khác với part 1 và hướng tới cái tổng quát và cũng trừu tượng hơn, ví dụ:

  • Part 2: Describe a teacher who has influenced you in your education
  • Part 3: 

What role should the teacher have in a classroom?

Do you think computers will one day replace teachers in the classroom?

How can a teacher make lessons for children more interesting?

Tham khảo: Bài mẫu Describe Your Favorite Teacher – IELTS Speaking Part 2

NÂNG TRÌNH IELTS - CHẮC SUẤT VÀO ĐẠI HỌC TOP ĐẦU Giảm UP TO 40% học phí IELTS

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

IELTS Speaking part 3, mình sẽ trả lời câu hỏi như thế nào?

Bởi vì trong khi thi IELTS Speaking, part 3 sẽ đến ngay sau part 2 – nghĩa là bạn không có quãng nghỉ, vì vậy giữ bản thân bình tĩnh và tập trung là điều hết sức cần thiết. Để trả lời câu hỏi IELTS Speaking part 3 “chuẩn”, bạn sẽ cần đưa ra một câu trả lời dài hơn và phát triển ý tưởng của mình.

Một trong những cách trả lời hay nhất chính là đi theo 3 bước Opinion – Reason – Example hay còn gọi tắt là O.R.E. Cách trình bày này giúp bạn thể hiện được ý tưởng của mình để nói trôi chảy hơn, phát triển các cấu trúc phức tạp hơn bằng cách có nhiều mệnh đề hơn và do đó sẽ tạo cơ hội để bạn sử dụng những chủ điểm ngữ pháp “cao cấp” hơn.

Ví dụ như bạn gặp câu hỏi “Is family important in your country?”

Bạn có thể áp dụng cấu trúc O.R.E. như sau:

  • Opinion: Well, people in my country believe that family comes first and they put their family ahead of anything else. 
  • Reason: Because, you know, home is where the heart is. 
  • Example: For instance, in my family, we would do anything to protect each other and always stay in touch. I am proud that family bonding in my country is quite strong. 

Cách xử lý một số tình huống có thể xảy ra khi thi IELTS Speaking part 3

Không hiểu giám khảo đang hỏi gì, phải làm sao?

Đôi khi trong lúc thi IELTS Speaking part 3, bạn có thể không hiểu rõ những gì giám khảo vừa nói. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần yêu cầu họ lặp lại câu hỏi. Nếu có từ hoặc thuật ngữ bạn không hiểu, bạn cũng có thể yêu cầu họ giải thích cho bạn.

Không hiểu giám khảo đang hỏi gì, vậy phải nói gì bây giờ?
Không hiểu giám khảo đang hỏi gì, vậy phải nói gì bây giờ?

Đây là bài Speaking, không phải Listening hay IELTS Reading và giám khảo muốn bạn đưa ra câu trả lời tốt nhất có thể để kiểm tra khả năng ngoại ngữ của bạn, vì vậy đừng ngại cho họ biết về vấn đề của mình, bởi họ sẽ không lặp lại câu hỏi hoặc giải thích một từ cho bạn trừ khi bạn hỏi.

Trong tình huống này, bạn hoàn toàn có thể lịch sự yêu cầu giám khảo đọc lại câu hỏi một lần nữa bằng cách nói “Pardon?” “Sorry, I didn’t catch that. Can you repeat the question?” hoặc “Excuse me, can you rephrase the question?”

Dù vậy, bạn cũng hãy cố gắng hiểu câu hỏi của giám khảo để không lạm dụng việc hỏi lại quá nhiều lần – vì điều này sẽ gây ấn tượng xấu và kéo điểm của bạn xuống.

Bài viết cùng chuyên mục: 5 Cách kéo dài câu trả lời cực dễ – Speaking Part 1

Câu hỏi quá khó và vượt quá ngoài tầm hiểu biết của mình, phải làm thế nào?

Trước hết, phần Speaking trong IELTS khác với Reading hay Writing, đây không phải là phần thi mang tính học thuật cao.

Các câu hỏi trong phần Speaking được thiết kế để bất kỳ ai cũng có thể trả lời. Giám khảo không yêu cầu kiến thức chuyên môn và thậm chí không cần phải đồng ý với ý kiến của bạn, họ chỉ muốn nghe bạn truyền đạt ý tưởng và thể hiện ý kiến của mình tốt như thế nào.

Điều duy nhất họ quan tâm chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn. Do đó, trong tình huống bạn không có kiến thức/không quan tâm tới lĩnh vực được hỏi, bạn có thể sử dụng những cách sau:

Hỏi giám khảo cho mình một vài giây suy nghĩ vì câu hỏi này quá khó

Nếu bạn trả lời câu hỏi mà không suy nghĩ trước, câu trả lời của bạn có thể sẽ bị lộn xộn và khó theo dõi, vì thế vậy bạn cần có thời gian để nghĩ và sắp xếp ý của mình. Một số mẫu câu bạn có thể dùng là…

  • That’s a difficult question, let me think for a second. (nghĩ nhanh trong khoảng 2-5 giây và sau đó trả lời)
  • It’s tough to know precisely, but I think/but I believe/perhaps ………
  • It’s difficult to say, I think ………
  • I don’t really know for sure, but I would say ………

Chấp nhận rằng mình không rành hoặc không quan tâm chủ đề 

Bạn cũng có thể “thú nhận” việc mình không biết nhiều, không quan tâm chủ đề đó và vì sao bạn không biết, nhưng sau đó đưa ra suy đoán của mình về nó chứ đừng im lặng nhé, vì mục đích của IELTS Speaking chính là để giám khảo lắng nghe chúng ta nói để đánh giá khả năng ngôn ngữ của chúng ta mà!

  • I really have no idea because ……….. I’m afraid it’s just not a topic I can say much about. I suppose that ……….
  • I haven’t really thought about that before but in my opinion ………

Có nhất thiết phải trả lời hết tất cả các câu hỏi không?

Câu trả lời là “”, bạn luôn luôn phải trả lời câu hỏi của giám khảo. Có thể trong nhiều trường hợp bạn không biết câu trả lời thì bạn hãy dùng những kỹ thuật được nêu trên.

Nhưng dĩ nhiên các bạn không thể nào cứ phải hỏi thêm thời gian suy nghĩ hay “thú nhận” mình không biết với tất cả các câu hỏi. Hãy “để dành” chúng những lúc bạn quá “bí”, không biết nên bắt đầu như thế nào mà thôi nhé!

Điều giám khảo tìm kiếm đó là khả năng trả lời sâu những câu hỏi part 3 này nên bạn hãy cố gắng “trả lời hết mình” nếu bạn muốn có một band điểm cao.

Tìm hiểu thêm về Khóa học IELTS cấp tốc theo nhóm chỉ 6-8 bạn tại TPHCM

Làm thế nào để mở rộng câu trả lời?

Làm thế nào để mở rộng câu trả lời?
Làm thế nào để mở rộng câu trả lời?

Cách 1: Đưa ra lí do, nguyên nhân

Ví dụ: Do you think that people are more obese than in the past?

Với câu hỏi này, đừng nên chỉ trả lời “Yes, I agree” mà hãy lý giải lý do vì sao mình có nhận định như vậy để ý kiến của mình được chi tiết hơn.

Do you think that people are more obese than in the past?

I totally agree with this idea. (Reason) The appearances of modern devices like smartphone or laptop make people, especially youngsters, become overly attached to these technologies and lack physical exercises. 

Cách 2: Nêu ví dụ cụ thể

Cũng với câu hỏi trên, sau khi đã giải thích lí do vì sao, các bạn có thể tiếp tục mở rộng câu trả lời bằng cách liên hệ với bản thân mình, với bạn bè người thân hoặc về một nhóm người nào đó trong xã hội.

Ví dụ: Take my sister as an example. A great deal of his time was dedicated to playing games and watching video on Youtube, so it is not surprising that his weight increase from 50 kg to 88 kg in only three months.

Trong trường hợp các bạn không có ví dụ thực tế về bản thân mình hay người thân, bạn bè của mình, các bạn hoàn toàn có thể “bịa” ra một người bạn hoặc người thân trong trí tưởng tượng. Giám khảo sẽ không quan tâm và không đánh giá bạn liệu bạn có không nói sự thật, điều quan trọng là cách bạn diễn đạt lời nói của mình.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên “nói xạo” trong trường hợp mình thật sự không nghĩ ra cái gì để nói cả. Việc sử dụng ví dụ thật vẫn luôn nên được ưu tiên hơn để đảm bảo sự trôi chảy trong lời nói.

Cách 3: Giả định trường hợp ngược lại với “If”

Trong trường hợp các bạn bị “bí” ý, cách hữu ích giúp bạn có thể phát triển ý của mình đó là bằng cách đặt trường hợp ngược lại “Nếu A không như vậy thì sẽ dẫn đến kết quả gì”.

Ví dụ: Do you think that school children should be encouraged to have their own ideas.

I think that we should definitely allow children to be creative and have their own ideas. (Reason) Children need to develop the ability to think for themselves and solve problems (Reason) because as adults they will not always have somebody to guide them or tell them what to do. If we don’t allow children to have their own ideas, they will be less successful in the adult worl or become too reliant on others.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết cách xử lý các tình huống khó trong IELTS Speaking Part 3. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình luyện thi IELTS. Vietop chúc bạn học tập thật tốt và thành công nhé!

Trung tâm luyện thi IELTS Vietop

Bình luận

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Vui lòng chọn mục đích học IELTS của bạn?
Vui lòng chọn thời bạn bạn muốn Vietop gọi điện tư vấn?
Vui lòng chọn trung tâm mà bạn muốn kiểm tra