Cách làm dạng bài Matching – Classifying trong IELTS Listening

Trang Đoàn Trang Đoàn
11.04.2023

Dạng bài Matching – Classifying là một dạng bài thường thấy trong các đề thi IELTS Listening. Tuy nhiên, để có thể xử lý tốt dạng bài này, các bạn học vẫn cần nắm được những thông tin chi tiết cũng như cách làm dạng bài Matching/ Classifying. Hôm nay, Vietop sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cách làm dạng bài Matching/ Classifying trong IELTS Listening nhé!

Tổng quan về dạng bài Matching/ Classifying trong IELTS Listening

Dạng bài Matching/ Classifying là dạng đề thi phổ biến trong bài thi IELTS Listening, thường xuất hiện ở IELTS Listening Part 2 – một đoạn độc thoại của một cá nhân về một sự vật, sự việc hay một đối tượng nào đó, hoặc xuất hiện ở IELTS Listening Part 3 – cuộc đối thoại khoảng 2-3 người về một chủ đề học thuật.

Tổng quan về dạng bài Matching Classifying trong IELTS Listening
Tổng quan về dạng bài Matching Classifying trong IELTS Listening

Có hai nhóm thông tin đối với dạng bài Matching/ Classifying:

  • Nhóm 1: Bao gồm các câu hỏi được đánh theo số thứ tự như 1, 2, 3,..
  • Nhóm 2: Gồm các đáp án trả lời được sắp xếp theo bảng chữ cái như A, B, C,…

Dạng bài yêu cầu thí sinh cần phải ghép các thông tin từ hai nhóm trên sao cho phù hợp dựa theo nội dung trong bài nghe. 

Có hai dạng đề bài Matching/ Classifying phổ biến:

Dạng Matching/ Classifying thường hay xuất hiện ở IELTS Listening Part 2

Đối với dạng này, nhóm câu hỏi sẽ bao gồm các đối tượng khác nhau và nhóm đáp án trả lời là danh sách các đặc điểm đặc trưng hoặc thông tin liên quan đến đối tượng trong nhóm câu hỏi. Thí sinh cần phải ghép các thông tin tương ứng với các đối tượng dựa theo nội dung trong bài nghe.

Ví dụ về dạng Matching Classifying IELTS Listening Part 2
Ví dụ về dạng Matching Classifying IELTS Listening Part 2

Dạng Matching/ Classifying thường hay xuất hiện ở IELTS Listening Part 3

Đối với dạng bài này, nhóm câu hỏi sẽ bao gồm danh sách các chủ đề về chuyên ngành học thuật như sự kiện nghệ thuật, lịch sử, tác phẩm văn học hoặc về các phần khác nhau trong một bài diễn thuyết, thuyết trình.

Nhóm đáp án trả lời sẽ bao gồm các đặc điểm đặc trưng hoặc thông tin liên quan đến đối tượng nêu trên, ví dụ như tên người chịu trách nhiệm cho các tác phẩm văn học hoặc công trình nghiên cứu chẳng hạn.

Dạng bài yêu cầu thí sinh cần nghe và điền chính xác các đặc trưng cũng như thông tin liên quan đến đối tượng được nêu trong nhóm câu hỏi.

Ví dụ về dạng Matching Classifying IELTS Listening Part 3
Ví dụ về dạng Matching Classifying IELTS Listening Part 3

Xem thêm:

Tổng quan IELTS Listening: Structure, Band Score, Form, Tips

Từ viết tắt trong IELTS Listening giúp bạn “ăn điểm” hiệu quả

Tìm hiểu phương pháp Passive Listening

NÂNG TRÌNH IELTS - CHẮC SUẤT VÀO ĐẠI HỌC TOP ĐẦU Giảm UP TO 40% học phí IELTS

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Cách làm dạng bài Matching – Classifying trong IELTS Listening

Cách làm dạng bài Matching - Classifying trong IELTS Listening
Cách làm dạng bài Matching – Classifying trong IELTS Listening

Trước khi nghe audio ghi âm

Trước khi bắt đầu nghe audio ghi âm, thí sinh sẽ có khoảng 30 giây đến 1 phút để đọc đề bài. Nhiệm vụ của thí sinh là phải tận dụng hết mức tối đa khoảng thời gian này bằng cách đọc kỹ các nhóm câu hỏi, nhóm đáp án trả lời và gạch chân từ khóa.

Qua đó, thí sinh cần dự đoán trước bối cảnh của đoạn ghi âm, xác định những nội dung cần tập trung để lắng nghe và chọn ra các đáp án chính xác.

Yêu cầu đọc kỹ câu hỏi đề bài là tiêu chí quan trọng nhất trong bước này, qua đó giúp bạn dự đoán bối cảnh của đoạn ghi âm. Thông thường trong đề bài, câu hỏi mở đầu sẽ nêu khái quát nội dung của đoạn ghi âm, có liên quan trực tiếp đến nhóm câu hỏi và nhóm đáp án trả lời bên dưới.

Với việc đọc kỹ câu hỏi đề bài, thí sinh sẽ chuẩn bị tốt tâm lý, đoán được bối cảnh của đoạn ghi âm và từ đó tìm ra sự liên kết giữa các nội dung cần phải ghép với nhau.

Ví dụ:

IELTS Cambridge 11, Test 3, Part 2, Questions 16-20
IELTS Cambridge 11, Test 3, Part 2, Questions 16-20

Trong dạng đề này, câu hỏi được đặt ra là: Đâu là kế hoạch được đặt ra cho những lợi ích dưới đây?

Thông qua việc gạch chân từ khóa cũng như đọc kỹ câu hỏi mở đầu, chúng ta có thể xác định được:

  • Bối cảnh của đoạn ghi âm có thể là một người nào đó đang thông báo về những dự định nâng cấp các cơ sở vật chất trong thành phố.
  • Xác định được nhiệm vụ là phải ghép các kế hoạch bao gồm sửa chữa, di dời, sử dụng ở nhóm thông tin “Plans” với các lợi ích, dịch vụ, cơ sở vật chất ở nhóm “Facilities” dựa theo nội dung của đoạn ghi âm.

Một số lưu ý trong khoảng thời gian trước khi nghe audio ghi âm:

  • Thứ tự câu hỏi sẽ xuất hiện lần lượt như đề bài trong audio ghi âm, nhưng phần đáp án sẽ xuất hiện theo một cách ngẫu nhiên.
  • Thông thường, số lượng câu hỏi và đáp án sẽ không giống nhau. Nếu như số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu hỏi thì mỗi đáp án chỉ xuất hiện một lần. Ngược lại, nếu số lượng đáp án ít hơn số lượng câu hỏi thì mỗi đáp án có thể xuất hiện nhiều lần. Khi ấy, sẽ có câu hướng dẫn trên đề bài: “You may choose any letters more than once” (Bạn có thể sử dụng các chữ cái nhiều hơn một lần.)
  • Các đối tượng trong nhóm câu hỏi sẽ được sử dụng y nguyên trong file ghi âm, nhưng những đáp án sẽ lại được paraphrase theo một cách diễn đạt khác đồng nghĩa. Vì vậy, thí sinh cần phải lắng nghe thật kỹ để tránh sai sót trong quá trình nghe.

Xem ngay: Khóa học IELTS Cấp Tốc – Cam kết tăng ít nhất 0.5 – 1.0 band score SAU 1 THÁNG HỌC

Trong quá trình nghe audio ghi âm

Xác định các đáp án gây nhiễu

Đối với dạng bài Matching/ Classifying, tất cả các đáp án đều sẽ được đề cập trong file ghi âm, đặc biệt là với dạng số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu hỏi. Khi ấy, các đáp án thừa sẽ đóng vai trò là yếu tố gây nhiễu cho thí sinh, nhằm đánh giá khả năng phân định thông tin chính xác hay thông tin sai.

Một số loại đáp án gây nhiễu phổ biến trong hai dạng bài:

Đối với dạng IELTS Listening Part 2:

  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì hiện tại.
  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra nhưng sau đó bị bác bỏ.
  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra nhưng chỉ được một người đồng ý, những người còn lại đều phản bác với kế hoạch này hoặc hoàn toàn bị phản đối.
  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra xuất hiện trong quá khứ hoặc tương lai, không phải dự định hiện tại.

Đối với dạng IELTS Listening Part 3:

  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra nhưng đã bị thay đổi.
  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra nhưng chỉ được một người đồng ý, những người còn lại đều phản bác với kế hoạch này hoặc hoàn toàn bị phản đối.
  • Đáp án là một kế hoạch được đưa ra xuất hiện trong quá khứ hoặc tương lai, không phải dự định hiện tại.

Để xác định được đâu là đáp án gây nhiễu, thí sinh cần tập trung lắng nghe thật kỹ các từ hoặc cụm từ mang tính chất phủ định, đối lập với nội dung trong bài.

Sau khi đã xác định được đáp án gây nhiễu, thí sinh cần có thao tác gạch bỏ đáp án đó và dành sự chú ý cho những đáp án còn lại. Điều này có thể giúp thí sinh đưa ra các đáp án chính xác hơn.

Xem thêm:

Signposting Language (ngôn ngữ chỉ dẫn)

Bảng chữ cái tiếng Anh

Chinh phục IELTS Listening Section 2

Xác định các đáp án đúng

Chỉ những đáp án có nội dung trùng khớp hoàn toàn với nội dung trong audio ghi âm mới là đáp án chính xác. Tuy nhiên, các đáp án này sẽ được diễn đạt theo một cách khác trong audio, nên thí sinh cần phải tập trung thật kỹ để xác định được các từ đồng nghĩa, cách diễn đạt trùng khớp với các đáp án được đưa ra.

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình nghe audio ghi âm:

  • Trong quá trình nghe audio ghi âm, nếu vô tình bỏ lỡ thông tin nào đó, thí sinh cần giữ bình tĩnh và tiếp tục làm những câu tiếp theo. Nếu nghe rõ các thông tin ở những câu kế tiếp, thí sinh vẫn có khả năng lọc thông tin, suy ra và lựa chọn đáp án đúng cho câu hỏi mình bỏ lỡ.
  • Ghi chú tất cả các đáp án đúng vào câu hỏi và tiếp tục lắng nghe cẩn thận để loại trừ các thông tin gây nhiễu và lọc các thông tin quan trọng phía sau.

Sau khi nghe audio ghi âm

Kiểm tra đáp án lại một lần nữa

Sau khi hoàn thành bài nghe, thí sinh cần kiểm tra lại đáp án một lần nữa:

  • Nếu số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu hỏi, thí sinh cần đảm bảo rằng không có đáp án nào bị lặp lại hai lần, kiểm tra lại bằng cách lý giải sao những đáp án còn lại là đáp án sai.
  • Nếu số lượng đáp án ít hơn số lượng câu hỏi, thí sinh cần kiểm tra lại tất cả các đáp án đều đã xuất hiện ít nhất một lần hay chưa.

Viết đáp án vào giấy trả lời câu hỏi

Sau khi kiểm tra lại một lượt, thí sinh cần lập tức thực hiện thao tác ghi đáp án vào giấy trả lời câu hỏi. Thí sinh phải viết chữ cái đại diện cho câu trả lời chứ không viết toàn bộ cụm từ vào tờ giấy đáp án theo yêu cầu của đề bài: Write the correct letter, A, B or C next to questions 16-20.

Lưu ý, không được viết đáp án lệch dòng. Cần phải viết đáp án theo đúng dòng tương ứng, kiểm tra lại một lần nữa sau khi đã chuyển đáp án vào giấy đáp án.

Xem thêm:

1200 từ vựng thường xuất hiện trong bài thi IELTS Listening

Mách bạn cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả qua Podcast

Tổng hợp lỗi spelling hay gặp nhất trong IELTS Listening

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được tổng quan và cách làm dạng bài Matching -Classifying trong IELTS Listening. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tham khảo thêm cách làm các dạng đề khác thì có thể tham khảo chuyên mục IELTS Listening tại Vietop. Vietop chúc bạn chinh phục IELTS thành công!

Luyện thi IELTS

Bình luận

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Vui lòng chọn mục đích học IELTS của bạn?
Vui lòng chọn thời bạn bạn muốn Vietop gọi điện tư vấn?
Vui lòng chọn trung tâm mà bạn muốn kiểm tra