Pronunciation là một trong bốn tiêu chí được dùng để đánh giá trong phần thi IELTS Speaking, bên cạnh Fluency and Coherence, Lexical Resource và Grammatical Range and Accuracy. Cùng IELTS Vietop tìm hiểu tiêu chí chấm điểm Speaking – Pronunication ngay dưới đây nhé.
Pronunciation Features
Riêng ở Pronunciation, bạn sẽ được chấm dựa trên 3 tiêu chí nhỏ hơn:
- Việc sử dụng Pronunciation Features
- Việc kiểm soát Pronunciation Features
- Việc dễ hiểu trong phát âm
Trước khi đi sâu vào cách chấm điểm, mình sẽ giải thích “Pronunciation Features” là gì bằng sơ đồ sau:
Sound (âm): bao gồm nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra, chúng cũng bao gồm các khía cạnh khác như final sounds (âm cuối), hay consonant clusters (chuỗi phụ âm).
Theo sơ đồ trên, ta thấy được một thí sinh nói có tốt hay không dựa trên việc bạn có thực sự áp dụng được nhiều Pronunciation Features hay không, và bạn có kiểm soát các features tốt hay không.
Ví dụ, một thí sinh có phát âm nguyên âm và phụ âm rất đúng (nhánh ‘sound’ bên trái) nhưng không có ngữ điệu lên – xuống, dấu nhấn từ và câu sai, nhịp điệu không tự nhiên (nhánh ‘intonation, stress and rhythm’ bên phải) thì khó lòng đạt được band 7.
Xem thêm: Bảng chữ cái tiếng Anh
Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?
Phân tích một số tiêu chí tiêu biểu trong Pronunciation Features
Trọng âm (Word Stress)
Trọng âm là những âm được nhấn mạnh bằng cách phát âm to và rõ hơn các âm khác. Trong từ điển, trọng âm sẽ được ký hiệu bằng dấu ‘ trước âm tiết là trọng âm.
Ví dụ: ‘children, be’gin, ‘confident
Trọng âm là một tiêu chí quan trọng vì sẽ có những từ mang hai nghĩa với hai trọng âm khác nhau. Nếu người nói không nói đúng trọng âm có thể dẫn đến hiểu nhầm của người nghe.
Ví dụ:
- Present /ˈprez.ənt/: món quà, hiện tại -> là danh từ
- Present /prɪˈzent/: tặng quà -> là động từ
Trọng âm câu (Sentence Stress)
Bên cạnh việc chú ý trọng âm của từ, người nói cần lưu ý đến cả trọng âm của câu. Những từ chứa nội dung chính của câu thường sẽ được đọc to, rõ, nhấn mạnh và chậm lại hơn. Như vậy các thành phần trong câu được chia thành hai phần:
- Content words: Những từ được nhấn mạnh, thường là động từ, danh từ, tính từ (được ký hiệu in đậm trong ví dụ)
- Function words: Những từ không cần nhấn mạnh, thường là đại từ, mạo từ và giới từ (được ký hiệu in nhạt trong ví dụ)
Ví dụ: The challenge that the letter brought to the family was one that would be challenging to resolve.
Ngữ điệu (Intonation)
Giống như âm nhạc lúc trầm lúc bổng thì khi nói ta cần phải có ngữ điệu. Sự biến đổi trong cao độ, tông giọng khi đi lên rồi lại đi xuống có thể dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa diễn đạt theo từng ngữ cảnh.
Ví dụ:
- She isn’t here. -> Đối với câu khẳng định, ngữ điệu sẽ xuống ở cuối câu.
- She isn’t here? -> Đối với dạng câu hỏi, ngữ điệu sẽ lên cao ở cuối câu.
Cách ngắt nghỉ trong câu (Pausing)
Không chỉ nhấn trọng âm từ, trọng âm câu, việc ngắt nghỉ trong câu cũng là một tiêu chí quan trọng trong Pronunciation. Người nói không thể nói quá nhanh hay nói quá ậm ừ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả tiêu chí Fluency. Vì vậy việc ngắt nghỉ đúng và hợp lý sẽ khiến cho người nói giao tiếp đều đặn, tự nhiên hơn.
Người nói nên ngắt ở những từ đơn lẻ, những nhóm từ, hoặc chia theo chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ để giám khảo có thể dễ dàng hiểu rõ ý mà thí sinh muốn truyền đạt.
Các tiêu chí chấm điểm từ band 4.0 đến band 8.0
Hãy nhìn vào từng tiêu chí phát âm theo bảng mô tả (band descriptor) từ band 4 đến band 8:
Band | Mô tả |
4 | – Sử dụng một lượng giới hạn pronunciation features. – Có cố gắng điều khiển các features, nhưng phải dừng nghỉ nhiều. – Phát âm sai thường xuyên và gây khó hiểu cho người nghe. |
5 | Có tất cả điểm tốt của band 4, và một số, nhưng không phải toàn bộ, các điểm tốt của band 6. |
6 | – Sử dụng một lượng pronunciation features với mức độ kiểm soát trung bình (mixed control – lúc được, lúc không) – Sử dụng hiệu quả một số features, nhưng không duy trì được lâu – Nhìn chung phát âm dễ hiểu, nhưng đôi khi phát âm sai một số từ và âm, và điều đó có thể làm giảm tính rõ ràng của bài nói. |
7 | Có tất cả điểm tốt của band 6 một số, nhưng không phải toàn bộ, các điểm tốt của band 8. |
8 | – Dùng một lượng đa dạng các pronunciation features. – Sử dụng và duy trì các features một cách linh hoạt; ít khi nào phải ngừng nghỉ. – Phát âm dễ hiểu, giọng điệu từ tiếng mẹ đẻ (L1 accent) có rất ít ảnh hưởng đến việc nghe hiểu. |
Việc nắm vững các tiêu chí chấm điểm Pronunciation là bước đầu tiên để đạt được điểm cao trong bài thi IELTS. Tuy nhiên, để cải thiện nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần có một lộ trình học tập khoa học và sự hướng dẫn tận tình từ các chuyên gia. Khóa học IELTS cấp tốc của Vietop sẽ cung cấp cho bạn tất cả những gì bạn cần. Đừng chần chừ, hãy đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục IELTS của bạn!
Những điều cần làm để đạt band 7+ với tiêu chí Pronunciation
Lập checklist các điều cần làm để đạt band 7+
Từ bảng ở trên, chúng ta có thể tạo ra một bảng checklist những điều cần làm để đạt được band 7+ trong tiêu chí Pronunciation:
- SỬ DỤNG TẤT CẢ các pronunciation features liên quan đến Âm, bao gồm nguyên âm (nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, nguyên âm ba) và phụ âm (âm đầu – giữa – cuối, chuỗi phụ âm).
- SỬ DỤNG TẤT CẢ các pronunciation features liên quan đến Giọng, bao gồm ngữ điệu, trọng âm và nhịp điệu.
- DUY TRÌ ĐƯỢC việc sử dụng như trên ở một thời gian dài.
- PHÁT ÂM DỄ HIỂU
Luyện tập theo bảng phiên âm quốc tế IPA
International Phonetic Alphabet (IPA), tạm dịch là bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế là hệ thống bao gồm 44 ký hiệu Latin ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học thiết kế và áp dụng để thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách quy chuẩn và riêng biệt.
Vậy phát âm chuẩn IPA là phát âm như thế nào? Nguyên tắc của IPA là cung cấp cho mỗi đoạn âm một ký hiệu riêng để tránh những trường hợp có hai cách đọc đối với cùng một cách viết. Do đó, mỗi mẫu tự trong bảng chỉ có duy nhất một cách đọc và không phụ thuộc vào vị trí trong bảng. Hệ thống IPA đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau.
Tạo môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và liên tục
Nhiều bạn học IELTS Speaking thường sẽ chuẩn bị trước các bài nói ở nhà và học thuộc. Tuy nhiên đây chỉ là cách học thụ động. IELTS Speaking đánh giá khả năng bạn phản xạ trả lời câu hỏi và kỹ năng truyền đạt ý tưởng, vì vậy hãy học cách sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Ngoài việc xem phim và nghe nhạc tiếng Anh, bạn học có thể vận dụng vào việc luyện tập với bạn bè. Lựa chọn một người bạn đồng hành cùng mình mỗi ngày trong IELTS Speaking là một cách hay để cải thiện tiêu chí Pronunciation đó. Thậm chí, bạn có thể tham khảo một số app giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ như WeChat, SKOUT hay Badoo.
Học IELTS Speaking cùng Vietop:
Hy vọng rằng qua bài viết này, Vietop đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking – Pronunciation. Chúc các bạn học tốt môn tiếng Anh!