Nhằm hệ thống hóa kiến thức các thức 12 thì tiếng Anh, cụ thể hơn là thì quá khứ đơn thì sơ đồ tư duy là công cụ hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Nếu bạn đang tìm sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn thì hãy đọc ngay bài viết bởi IELTS Vietop dưới đây nhé!
Sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn là gì?
Sơ đồ tư duy (Mind map) là công cụ ghi chép, trình bày kiến thức dưới dạng sơ đồ hình như nhánh cây. Nó tối ưu hóa văn bản, tăng lượng hình ảnh trực quan nhằm giúp bộ não dễ tiếp nhận kiến thức và ghi nhớ được lâu dài hơn.
Sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn là hệ thống kiến thức thì quá khứ đơn, được trình bày dưới dạng dễ hiểu, dễ nhớ. Nhìn vào sơ đồ dưới đây, ta có thể nhìn ngay được cách sử dụng, cấu trúc, dấu hiệu nhận biết, … của thì quá khứ đơn.
Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?
Mẹo thiết kế sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn hiệu quả
Nếu bạn muốn tự mình vẽ một sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn hiệu quả và ấn tượng, hãy theo 5 bước ngắn gọn dưới đây nhé!
1 – Xác định từ khóa, chủ đề chính
Nhằm hình dung được vấn đề và tái hiện lại những gì bạn cần ghi nhớ, bạn cần xác định rõ chủ đề chính của sơ đồ tư duy. Đây là bước rất quan trọng. Với sơ đồ tư duy câu điều kiện thì chủ đề có thể là “thì quá khứ đơn”, “quá khứ đơn”, “past simple tense”, …
2 – Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bạn cần chuẩn bị một tờ giấy trắng, đặt ngang tờ giấy và vẽ chủ đề ở chính giữa. Vietop khuyên bạn nên vẽ sơ đồ tư duy trên tờ giấy trắng, không nên vẽ trên giấy có đường kẻ hay ô vuông làm cản trở suy nghĩ, hơn nữa có nhiều không gian hơn để triển khai ý.
Chủ đề được đặt chính giữa tờ giấy để chúng ta có thể triển khai các ý xung quanh. Chúng ta còn có thể vẽ thêm nhiều hình để minh họa.
Tham khảo:
3 – Vẽ các tiêu đề phụ
Bước tiếp theo đó là tạo thêm các nhánh cây trên sơ đồ chính. Từ hình ảnh chủ đề trung tâm, bạn vẽ các nhánh chính tỏa ra. Bạn có thể làm rõ hơn các chủ đề với các nhánh nhỏ hơn.
Để tạo sự ấn tượng, bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới mà không bị giới hạn. Hãy nhớ, để bản đồ tư duy của bạn mở rộng một cách tự nhiên, bạn cần thêm nhiều ý tưởng hơn và do đó bộ não sẽ được tự do khám phá những ý tưởng mới từ các khái niệm.
4 – Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3
Sau khi đã xong bước 3, để tạo ra sự liên kết, bạn cần vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào cấp 2, … Không nên vẽ các nhánh là các đường thẳng vì sẽ gây cảm giác nhàm chán cho bộ não. Hãy vẽ thành các đường mềm mại, uốn lượn, không chỉ bắt mắt và còn dễ vẽ hơn rất nhiều.
Điều đặc biệt quan trọng đó là trên các nhánh, bạn chỉ sử dụng từ khóa – từ có thể nêu lên toàn bộ ý nghĩa, cô đọng và súc tích nhất. Bạn có thể thay thế bằng các biểu tượng hoặc các từ viết tắt.
Các nhánh nhỏ hơn triển khai từ một ý nên có chung một màu sắc.
5 – Vẽ thêm các hình minh họa
Hình minh họa có thể làm cho bộ não của bạn ghi nhớ rất lâu thay vì những câu chữ nhàm chán. Vì thế hãy vẽ nhiều hình minh họa cho các ý. Lưu ý là các hình minh họa cần liên quan chặt chẽ tới ý được nhắc đến, nhìn vào hình minh họa chúng ta có thể nghĩ ngay tới ý nghĩa đằng sau nó.
Hy vọng với sơ đồ tư duy thì quá khứ đơn trên đây, bạn đã có thêm cho mình một nguồn kiến thức hiệu quả. Vietop hy vọng sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh. Chúc bạn học tập hiệu quả!