Phát âm chuẩn quốc tế với bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Vì sao những bài tập Pronunciation – chọn từ có cách đọc hoặc nhấn âm khác với các từ còn lại thường là “ác mộng” thời học sinh của nhiều bạn? Nguyên chính là vì, chúng ta vẫn còn mơ hồ đối với việc phát âm, chỉ đọc theo cảm tính hoặc thói quen chứ chưa nhớ được lý thuyết bài bản.

Khác với tiếng Việt, đa số từ tiếng Anh không thể được phát âm đúng nếu chúng ta chỉ nhìn duy nhất mặt chữ, bởi có nhiều từ giống nhau nhưng lại khác ở cách đọc và ngược lại. Đó lí do mà người học sẽ cần phải nắm rõ được phiên âm quốc tế để hiểu cách đọc của từng âm tiếng Anh sao cho chính xác.

Để không còn phải vất vả tìm cách phát âm của từ tiếng Anh trên Google dịch hay từ điển, sau đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về bảng phiên âm IPA, đi kèm hướng dẫn học tập – giúp bạn thành công phát âm đúng theo chuẩn quốc tế.

Bài viết bao gồm:

  • Những điều cần biết về bảng phiên âm quốc tế IPA.
  • Cách phát âm tiếng Anh chuẩn sử dụng bảng phiên âm IPA.
  • Học bảng phiên âm IPA hiệu quả.
  • Một số lưu ý về phát âm.

Nào, hãy bắt đầu ngay!

1. Những điều cần biết về bảng phiên âm IPA

Bảng IPA (International Phonetic Alphabet) là hệ thống ký hiệu dùng để biểu diễn âm thanh của các ngôn ngữ trên thế giới, như tiếng Anh, giúp người sử dụng hiểu rõ cách phát âm của từng âm tiết và từng âm trong ngôn ngữ một cách chuẩn xác.

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Lợi ích khi học IPA

Nhìn chung, khi học bảng phiên âm tiếng Anh IPA, bạn sẽ có nhiều lợi ích như:

  • Bằng cách nắm vững IPA, bạn có thể hiểu rõ hơn cách mà âm thanh được hình thành trong ngôn ngữ mục tiêu của mình và làm thế nào để phát âm chính xác.
  • Nắm vững IPA giúp bạn phát âm các từ tiếng Anh đúng, đặc biệt là khi bạn gặp phải các từ mới hoặc khó phát âm.
  • Thuận lợi giải quyết các đề bài Pronunciation ở trường phổ thông.
  • Hiểu biết về IPA để cải thiện khả năng nghe và nói của mình trong tiếng Anh, giúp bạn tự tin hơn khi nói.

Xem thêm:

Nhận tư vấn miễn phí khóa học hè

Nhận tư vấn miễn phí khóa học hè

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

2. Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Đối với tiếng Anh, bảng IPA có bao gồm khoảng 44 âm, gồm 24 phụ âm (consonant sounds)20 nguyên âm (vowel sounds) khác nhau. Thường trong từ điển tiếng Anh, phiên âm sẽ nằm giữa 2 dấu / và đặt bên cạnh hoặc phía dưới của từ vựng, để người học dễ dàng hơn trong việc tra cứu cũng như tìm hiểu cách phát âm đúng của từ.

Mời bạn tham khảo qua bảng phiên âm tiếng Anh IPA bên dưới:

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Các định nghĩa trong bảng:

  • Vowels: Nguyên âm (a, e, i, o, u)
  • Consonants: Phụ âm (còn lại)
  • Monophthongs: Nguyên âm đơn (1 âm trong 1 âm tiết)
  • Diphthongs: Nguyên âm đôi (kết hợp của 2 nguyên âm kế nhau trong cùng 1 âm tiết)
  • Voiced: Âm vô thanh (thanh quản rung, khi đọc sẽ phát ra tiếng rõ)
  • Unvoiced: Âm hữu thanh (thanh quản không rung, khi đọc không phát ra tiếng rõ mà chỉ có hơi gió)

3. Cách phát âm tiếng Anh chuẩn sử dụng IPA

Các phần dưới đây, mình sẽ cùng các bạn đi vào chi tiết những cách để phát âm tiếng Anh chuẩn với bảng phiên âm IPA. Trước hết, chúng ta sẽ cần lưu ý như sau:

  • Nguyên âm được tạo ra bởi dao động của thanh quản truyền lên môi, phát ra mà không bị cản trở bởi lưỡi hay họng. Các nguyên âm được phân biệt dựa trên vị trí của đầu lưỡi và môi khi phát âm.
  • Chủ yếu chúng ta có các nguyên âm a, o, i, u, ebán nguyên âm y, w.
  • Phụ âm được tạo ra bằng cách chặn hoặc hạn chế luồng không khí từ phía họng, miệng hoặc môi trong khi phát âm. Các phụ âm được phân biệt dựa trên cách mà chúng được tạo ra và vị trí của các cơ quan phát âm.
  • Để tạo thành tiếng, nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng phụ âm.
  • Hiểu cách phối hợp thanh quản, môi, răng và lưỡi sẽ giúp chúng ta phát âm chuẩn hơn.

Bây giờ, hãy đến với cách phát âm tiếng Anh “chuẩn không cần chỉnh” bằng IPA dưới đây bạn nhé!

3.1. Vowels

Trước hết chúng ta sẽ đi vào các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi. Bảng dưới đây cung cấp đến các bạn tên của những nguyên âm, cách phát âm và ví dụ minh họa.

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Vowels
Nguyên âm đơnCách phát âmVí dụ
/i:/Đây là âm i dài. Môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.see /siː/
week /wiːk/
/ɪ/Đây là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh. Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp.bit /bɪt/
sit /sɪt/
/e/Tương tự âm e tiếng Việt nhưng cách phát âm cũng ngắn hơn. Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm /ɪ/, lưỡi hạ thấp hơn âm /ɪ/.bed /bed/
set /set/
/æ/Âm a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp.cat /kæt/
bat /bæt/
/ʊ/Âm u ngắn, khá giống âm ư của tiếng Việt.Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.book /bʊk/
look /lʊk/
/u:/Âm u dài, âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn. Môi tròn, lưỡi nâng cao lên.goose /ɡuːs/
moon /muːn/
/ɜː/Âm ơ dài, đọc là âm ơ nhưng cong lưỡi. Phát âm /ə/ rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.herb /hɜːb/
fern /fɜːrn/
/ə/Âm ơ ngắn, phát như âm “ơ” tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.sofa /ˈsəʊ.fə/
comma /ˈkɒmə/
/ɑː/Âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng. Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp.father /ˈfɑːðər/
star /stɑːr/
/ɔː/Phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng. Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.thought /θɔːt/
bought /bɔːt/
/oʊ/Đặt lưỡi ở vị trí phát âm âm /o/, miệng tròn dần để phát âm /ʊ/, phát ra âm /o/ dài, /ʊ/ ngắn và nhanh.go /ɡoʊ/s
oap /soʊp/
/ʌ/Lai giữa âm ă và âm ơ của tiếng Việt, na ná âm ă hơn. Phát âm phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao.cup /kʌp/
but /bʌt/
/ɒ/Âm o ngắn. Khi phát âm thì môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.cot /kɒt/
quality /ˈkwɒl.ə.ti/
Nguyên âm đôiCách phát âmVí dụ
/ɪə/Sự kết hợp của âm /ɪ/ và âm /ə/. Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước.here /hɪər/
beer /bɪər/
/ɪə/Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi hơi thu hẹp. Lưỡi thụt dần về phía sau.deer /dɪər/
beer /bɪər/
/eɪ/Phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên.rain /reɪn/
way /weɪ/
/eə/Môi mở rộng và hình thành âm “ê” nhẹ, giống như khi phát âm “eh”. Tiếp theo, đưa lưỡi phía sau và cao hơn, tạo ra âm “er” hoặc “ar”. Cuối cùng, hơi kết hợp hai âm thanh lại với nhau để tạo ra /eə/.upstairs /ʌpˈsteəz/
care /keər/
/aɪ/Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước.time /taɪm/
drive /draɪv/
/ʊə/Đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.pure /pjʊə/
sure /ʃʊə/

/əʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau.boat /bəʊt/
shoulder /ˈʃəʊldər/
/aʊ/Phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau.house /haʊs/
mouse /maʊs/
/ɔɪ/Phát âm bằng cách đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước. Âm dài hơi.boy /bɔɪ/
toy /tɔɪ/

Bên dưới là vowel chart, mô tả vị trí của đúng của lưỡi và độ mở của miệng khi bạn phát âm các nguyên âm. 

Một mẹo để có thể nhớ đúng vị trí các nguyên âm này là khi bạn nối các vị trí này lại, bạn có 1 đường cong tương tự như hình lưỡi của chính bạn.

Cùng thực hành về Vowels sounds qua video dưới đây nhé!

3.2. Consonants

Tiếp theo là bảng liệt kê những phụ âm trong IPA tiếng Anh. Bạn hãy thử đọc thành tiếng các ví dụ để củng cố lại kiến thức về phát âm.

Nguyên âm đơnCách phát âmVí dụ
/p/Đọc gần giống âm P của tiếng Việt, hai môi chặn  luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ.pan /pæn/
top /tɒp/
/b/Đọc tương tự âm B trong tiếng Việt. Để hai môi chặng không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.bat /bæt/
cab /kæb/
/t/Đọc giống âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, tạo sự rung ở dây thanh quản.time /taɪm/
cat /kæt/
/d/Phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, vẫn bật hơi mạnh hơn. Bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản như đọc âm trên. dog /dɔɡ/
mad /mæd/
/t∫/Cách đọc tương tự âm CH. Nhưng khác là môi hơi tròn, khi ói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.church /tʃɜːrtʃ/
chat /tʃæt/
/dʒ/Phát âm giống / t∫ / nhưng có rung dây thanh quản. Cách đọc tương tự: Môi hơi tròn, chi về trước. Khi khí phát ra,môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.jam /dʒæm/
edge /ɛdʒ/
/k/Phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh. Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.cat /kæt/
back /bæk/
/g/Phát âm như âm G của tiếng Việt.go /ɡoʊ/
tag /tæɡ/
/f/Đọc âm tương tự PH trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.fan /fæn/
off /ɒf/
/v/Đọc như âm V trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.van /væn/
leave /liːv/
/ð/Cách phát âm là đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.this /ðɪs/
the /ðə/
/θ/Khi đọc âm này, nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung. think /θɪŋk/
bath /bæθ/
/s/Cách phát âm như âm S. Bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản. sit /sɪt/
fast /fæst/
/z/Bạn phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.zoo /zuː/
is /ɪz/
/∫/Khi đọc âm này, thì môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.ship /ʃɪp/
fish /fɪʃ/
/ʒ/Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản.measure /ˈmeʒər/
pleasure /ˈplɛʒər/
/m/Đọc giống âm M trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi.man /mæn/
jam /dʒæm/
/n/Đọc như âm N nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.no /noʊ/
thin /θɪn/
/ŋ/Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm.sing /sɪŋ/
thing /θɪŋ/
/h/Đọc như âm H tiếng Việt, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung.help /help/
hear /hɪər/
/l/Cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.let /lɛt/
bell /bɛl/
/r/Khi phát âm, ta cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng.run /rʌn/
car /kɑːr/
/w/Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng.win /wɪn/
well /wɛl/
/j/Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.yes /jɛs/
yellow /ˈjɛloʊ/

Cùng thực hành về Consonants sounds qua video dưới đây nhé!

Xem thêm:

3.3. Kết hợp môi, răng và lưỡi khi phát âm

Để tóm tắt lại, chúng ta sẽ có các vị trí, khẩu hình của môi, răng và lưỡi khi phát âm như bảng dưới. 

Vị trí, khẩu hìnhÂm
Chu môi/∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
Môi mở vừa phải/ɪ/, /ʊ/, /æ/
Môi tròn thay đổi/u:/, /əʊ/
Lưỡi chạm răng/f/, /v/
Cong đầu lưỡi chạm nướu/t/, /d/, /t∫/, /dʒ/, /η/, /l/
Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng/ɜ:/, /r/
Nâng cuống lưỡi/ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
Răng lưỡi kết hợp/ð/, /θ/
Thanh quản rung – âm hữu thanhCác nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
Thanh quản không rung – âm vô thanh/p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

3.4. Một số lưu ý và quy tắc phát âm

Ngoài ra, chúng ta sẽ còn các lưu ý và quy tắc để phát âm được chính xác. Những điều này là rất quan trọng, giúp bạn không bị nhầm lẫn và gây hiểu lầm khi giao tiếp.

Loại âmQuy tắc
Với bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm– Khi âm “y” đứng ở đầu từ thì sẽ là phụ âm:
E.g.: Âm “y” trong từ “You” là phụ âm, đọc như /j/
– Khi âm “y” đứng sau 1 phụ âm khác thì âm “y” sẽ là nguyên âm.
E.g.: Âm “y” trong từ gym là nguyên âm, đọc như /ɪ/
– Âm “w” khi đứng đầu từ sẽ là phụ âm.
E.g.: We – âm “w” là phụ âm, đọc như /w/
– Còn khi âm “w” đứng sau 1 phụ âm thì sẽ là nguyên âm.
E.g.: Saw – “w” là nguyên âm, đọc như /ɑː/
Về phụ âm g– Nếu theo sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm là dʒ.
E.g.: Huge, giant, generate, language, etc.
– Nếu sau g là các nguyên âm còn lại như a, u, o thì phát âm sẽ là g.
E.g.: Go, gun, gum, game, gone, etc.
Đọc phụ âm c– C – được đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e.
E.g.: Cycle, cell, etc.
– C- đọc là K nếu như theo sau là nguyên âm a, u, o.
E.g.: Cut, cold, coke, etc.
Đọc phụ âm r– Nếu đi trước “r” là 1 nguyên âm yếu như âm /ə/ thì có thể lược bỏ.
E.g.: Interest có phiên âm đầy đủ là /ˈɪntərest/.
– Tuy nhiên, trước “r” là âm “ə” bạn còn có thể thấy từ này được phát âm như /ˈɪntrest/.
Đọc phụ âm j– Trong nhiều trường hợp, âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm là dʒ.
E.g.: jump, just, job, etc.

Xem thêm: Quy tắc phát âm trong tiếng Anh chi tiết và chuẩn chỉnh nhất

Đối với nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, bạn cũng sẽ phân biệt như sau:

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Nguyên âm ngắn và nguyên âm dài
Định nghĩaVí dụ
Nguyên âm ngắnCác âm phát ra ngắn, không kéo dài./æ/ => cat /kæt/
/ɛ/ => bed /bɛd/
/ɪ/ => sit /sɪt/
/ɒ/ => hot /hɒt/
/ɑ/ => not /nɑt/
/ʌ/ => cup /kʌp/
/ʊ/ => book /bʊk/
Nguyên âm dàiCác âm phát ra kéo dài./iː/ => see /siː/
/ɑː/ => car /kɑː/
/ɔː/ => thought /θɔːt/
/uː/ => blue /bluː/
/eɪ/ => day /deɪ/
/aɪ/ => high /haɪ/

Để phân biệt 2 loại nguyên âm này, ngoài độ dài của âm khi phát âm, bạn cũng có thể dựa vào các quy tắc như dưới đây:

– Trong nhiều trường hợp, khi từ kết thúc bằng một phụ âm, nguyên âm trước đó thường là nguyên âm ngắn.

E.g: Cat /kæt/: “T” là phụ âm cuối cùng => nguyên âm “æ” ngắn.

Sit /sɪt/: “T” là phụ âm cuối cùng => nguyên âm “ɪ” ngắn.

– Một từ chỉ có một nguyên âm và nằm ở cuối từ, thì 100% sẽ là nguyên âm dài.

E.g: She /ʃiː/ với E nằm ở cuối => nguyên âm “iː” dài.

– Hai nguyên âm đứng liền nhau, âm đầu là dài còn nguyên âm sau thường không phát âm, ta hay gọi là âm câm.

E.g: Từ “rain” /reɪn/ là một ví dụ điển hình cho trường hợp khi nguyên âm đứng trước /a/ là dài và nguyên âm sau /i/ là âm câm.

– Một nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau (double consonant) thì chắc chắn đó là nguyên âm ngắn.

E.g: Happy /ˈhæpi/ với nguyên âm “a” được theo sau bởi double consonant “pp”=> nguyên âm “a” ngắn.

– Từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau (a double vowel) thì ta phát âm như 1 nguyên âm dài.

E.g: Seen /siːn/ có hai nguyên âm “ee” liên tiếp => phát âm như một nguyên âm dài /iː/.

Tuy nhiên, ta không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O vì sẽ tạo thành âm khác nhau như poor /pɔː/, fool /fuːl/, moon /muːn/, etc.

– Ta cũng không dùng nếu đứng sau 2 nguyên âm này là âm R vì khi đó âm đã bị biến đổi, như từ beer /bɪə/.

– Khi Y đứng dưới cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ được đọc là âm i dài – /aɪ/.

E.g.: Why /waɪ/, cry /kraɪ/, etc.

3.5. Quy tắc chính tả của nguyên âm – phụ âm

Nghe chép chính tả là một trong những cách hay để rèn luyện kỹ năng Listening, đồng thời giúp người học làm quen với ngữ âm tiếng Anh. Ở đây, chúng ta có một số quy tắc chính tả của nguyên âm – phụ âm mà bạn sẽ cần:

  • Quy tắc gấp đôi: Khi sau một nguyên âm ngắn là các phụ âm f, l, s, hoặc khi sau một nguyên âm ngắn là các từ b, d, g, m, n, p, thì ta thường gấp đôi chúng. E.g.: Staff /stæf/, bell /bɛl/, boss /bɒs/, muff /mʌf/, fill /fɪl/, etc.
  • Quy tắc Magic e: Khi một từ ngắn hoặc khi âm thanh cuối cùng của một từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + “e”, thì “e” thường là “âm câm” và nguyên âm trước đó thường là nguyên âm dài. E.g.: Cake /keɪk/, ride /raɪd/, hope /hoʊp/, cute /kjuːt/, shave /ʃeɪv/, etc.

Xem thêm: Nắm vững quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

4. Lời kết

Vậy là chúng ta đã đi qua bảng phiên âm tiếng Anh IPA cũng như những quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn theo người bản xứ. Trước khi kết thúc, mình gửi đến các bạn một vài cách học phát âm hiệu quả, tổng hợp từ kinh nghiệm của những người học đạt kết quả tốt:

  • Nắm vững bảng phiên âm IPA để nhận biết phát âm tốt hơn.
  • Luyện tập phát âm thường xuyên, lặp lại cụm từ và câu ngắn một cách chính xác nhưng chậm rãi.
  • Ghi âm giọng của bạn và sau đó nghe lại, kiểm tra với giọng đọc của người bản xứ và rút kinh nghiệm.
  • Tham khảo, luyện nghe và phát âm từ những nguồn uy tín của người bản xứ: BBC Learning English, TED Talks, Duolingo, etc.

Phát âm là một trong những kỹ năng không dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực và tính kiên trì thật sự từ người học. Vì vậy, ta cần phải đầu tư đúng và đủ cho kỹ năng này, việc đăng ký khóa Speaking với các thầy cô giàu kinh nghiệm tại IELTS Vietop cũng là một cách hiệu quả, giúp bạn luyện phát âm chuẩn và bứt phá band điểm trong thời gian xác định.

Trong quá trình học IPA cũng như luyện phát âm, bạn hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ học thuật tại IELTS Vietop sẽ giúp giải đáp ngay để củng cố thêm kiến thức trên con đường học và sử dụng tiếng Anh của bạn.

Chúc các bạn học tốt và hẹn các bạn ở những bài viết sau!

Tài liệu tham khảo:

  • The International Phonetic Alphabet (IPA): https://www.cambridge.org/features/IPAchart/ – Truy cập ngày 13-05-2024
  • IPA Pronunciation Guide: https://www.vocabulary.com/resources/ipa-pronunciation/ – Truy cập ngày 13-05-2024
  • Oxford Learner’s Dictionaries: https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/topic/ – Truy cập ngày 13-05-2024
  • Cambridge Dictionary: https://dictionary.cambridge.org/ – Truy cập ngày 13-05-2024

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Đặt ngay lịch với cố vấn học tập, để được giải thích & học sâu hơn về kiến thức này.

Đặt lịch hẹn

Bình luận

[v4.0] Form lộ trình cá nhân hóa

Nhận lộ trình học

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h