Banner back to school 3

CEFR là gì? Tìm hiểu về khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu CEFR

Cố vấn học thuật

GV. Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - IELTS 8.5 Overall

GV tại IELTS Vietop.

CEFR là gì? CEFR có mối liên hệ nào với IELTS? Chứng chỉ CEFR có phổ biến không? Với bài viết dưới đây, IELTS Vietop mời các bạn cùng tìm hiểu về Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) để giải đáp các câu hỏi trên nhé!

Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu – CEFR là gì

CEFR là gì? Tìm hiểu về khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu CEFR
CEFR là gì? Tìm hiểu về khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu CEFR

CEFR là viết tắt của từ gì

Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) – viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages, đây là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ được quốc tế công nhận. 

Khung CEFR được chấp nhận rộng rãi ở khắp châu Âu khi nó được dùng để tham chiếu khả năng ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha,… và hiện tại đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. 

Các bậc CEFR

Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc, từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho người đã thành thạo một ngôn ngữ gần bằng tiếng mẹ đẻ.

Với cách đánh giá của CEFR, người dạy và người học ngoại ngữ đều có thể dễ nhận biết được trình độ qua các cấp độ khác nhau, đồng thời giúp tổ chức giáo dục và cả những nhà tuyển dụng so sánh được các bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ.

Bậc CEFRTrình độMô tả trình độ
A1Mới bắt đầuNgười học có thể hiểu và sử dụng các cụm từ và cách diễn đạt cơ bản liên quan đến các tình huống hàng ngày. Họ có thể giới thiệu bản thân, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, và tương tác một cách đơn giản với người bản ngữ.
A2Sơ cấpNgười học có thể hiểu các cách diễn đạt được sử dụng thường xuyên liên quan đến các lĩnh vực liên quan trực tiếp nhất (ví dụ: thông tin cá nhân và gia đình, mua sắm, chỉ đường, v.v.). Họ có thể giao tiếp và trao đổi thông tin đơn giản về các chủ đề quen thuộc.
B1Trung cấpNgười học có thể hiểu những điểm chính của đầu vào tiêu chuẩn rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, trường học, giải trí, v.v. Họ có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch ở khu vực sử dụng ngôn ngữ đó và tạo ra văn bản liên kết đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân.
B2Trên trung cấpNgười học có thể hiểu ý chính của văn bản phức tạp về cả chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm các cuộc thảo luận kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ có thể tương tác với một mức độ trôi chảy và tự nhiên khiến cho việc tương tác thường xuyên với người bản ngữ hoàn toàn có thể thực hiện được mà không gây căng thẳng hay khó hiểu cho cả hai bên.
C1Cao cấpNgười học có thể hiểu nhiều loại văn bản dài hơn, đòi hỏi khắt khe hơn và nhận ra các ý ẩn dụ. Họ có thể diễn đạt trôi chảy và tự nhiên mà không cần quá nhiều nỗ lực. Họ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp.
C2Thành thạoNgười học có thể hiểu một cách dễ dàng hầu như mọi thứ mà mình nghe hoặc đọc. Họ có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, xây dựng lại các lập luận và lời giải thích trong một bài trình bày mạch lạc. Họ có thể diễn đạt một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các sắc thái ý nghĩa tốt hơn ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất.

Xem thêm:

IELTS 6.0 làm được gì? Làm sao để đạt IELTS band 6.0?

Hướng dẫn luyện IELTS Speaking 7.0

Một số tips đạt IELTS Speaking band 4.0 hữu ích

Nhận tư vấn miễn phí ngay!

Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?

Nhận tư vấn miễn phí ngay!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Số giờ học để đạt được cấp độ theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)

Dưới đây là bảng thống kê số giờ học để đạt được cấp độ theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) bắt đầu từ A1, theo Cambridge. Các bạn lưu ý rằng đây chỉ là ước tính vì mỗi cá nhân sẽ có mức độ và khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau nhé!

image 2

So sánh Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và IELTS

Bởi vì độ phổ biến của nó, việc am hiểu Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) sẽ giúp ích rất nhiều cho người học tiếng Anh, đặc biệt là các bạn đang học IELTS.

So sánh Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và IELTS
So sánh Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và IELTS

Lợi ích đầu tiên chính là các bạn sẽ có thể dùng CEFR để xác định năng lực ngoại ngữ của bản thân trước khi bắt đầu ôn IELTS.

Trong khi IELTS có đến tận 9 band, chưa kể các band lẻ như 5.5, 6.5, 7.5,… thì CEFR chỉ có 6 bậc và cách nhận dạng dễ hơn đối với người mới bắt đầu, do đó bạn có thể lấy năng lực ngôn ngữ của mình quy đổi sang khung tham chiếu CEFR, sau đó tiếp tục quy đổi sang thang điểm IELTS tương ứng để đặt mục tiêu phù hợp.

Dưới đây là bảng quy đổi IELTS và CEFR. Bạn lưu ý là IELTS band thấp nhất để có thể đi làm hay đi du học là 4.0, tương đương với cuối A2 và bắt đầu trình độ B1. 

Bảng so sánh IELTS và CEFR

IELTSCEFR
Cấu trúc bài thi4 phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết5 phần: Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc, Viết
Mục đích sử dụngQuy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT hay thi đại họcĐăng ký học bổng và du học tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada,…Điều kiện cần để được xét tuyển vào một số trường Đại học (Ngoại thương, KTQD, các khoa quốc tế) hoặc xét tốt nghiệp đại họcĐiều kiện để ứng tuyển vào các công ty đa quốc giaQuy đổi điểm tiếng Anh để tốt nghiệp Đại họcChứng chỉ cần thiết đối với giáo viên và giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữChứng chỉ cần thiết cho kỳ thi công chức, cho hồ sơ của sinh viên cao họcCần có để được miễn thi tiếng Anh đầu vào dành cho thạc sĩ, tiến sĩ
Độ phổ biếnVương quốc Anh, Canada, Úc, Hoa Kỳ và hơn 143 quốc gia khácCác quốc gia châu Âu, một số nước châu Á và châu Mỹ La Tinh
Thời hạn24 tháng (2 năm)Vô thời hạn
Chi phí thi1.500.000 – 1.800.000 VNĐ4.750.000 VNĐ

Vậy giữa IELTS và CEFR thì học chứng chỉ nào khó hơn hay ta nên thi chứng chỉ nào? Chúng ta không thể có cách xác định rõ ràng vì mỗi bài thi đều có cấu trúc kiến thức và cách đánh giá riêng.

Người học sẽ cần phải xác định mục tiêu của bản thân, những yêu cầu của đơn vị, tổ chức nơi mình dự định học hay làm việc để lựa chọn chứng chỉ thi và xây dựng lộ trình phù hợp.

Xem ngay: Khóa học IELTS Cấp tốc – Cam kết tăng ít nhất 0.5 – 1.0 band score SAU 1 THÁNG HỌC

Phân biệt chứng chỉ CEFR và Vstep

Phân biệt chứng chỉ CEFR và Vstep
Phân biệt chứng chỉ CEFR và Vstep
CEFR Vstep
CEFR là khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ châu Âu được quốc tế công nhận.Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo
CEFR cung cấp một phương pháp học, dạy và đánh giá áp dụng cho mọi ngôn ngữ ở châu ÂuVSTEP dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong nước
Chứng chỉ tiếng Anh CEFR đang được sử sụng rộng rãi và cần thiết cho sinh viên đại học, học viên thi tốt nghiệp thạc sĩ, tất cả các giáo viên, giảng viên đang dạy tiếng Anh tại các trường trên cả nướcĐối tượng sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên dạy tiếng Anh
Chứng chỉ CEFR được phổ biến rộng rãi và có giá trị quốc tếChứng chỉ VSTEP chỉ có giá trị ở Việt Nam, không được công nhận tại các nước trên thế giới

Xem ngay: Cách phát âm ed trong tiếng Anh chuẩn nhất

Chứng chỉ CEFR 

Ai sẽ cần chứng chỉ CEFR?

Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 về việc quy định chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành chỉ rõ: “Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được thiết kế dựa trên Khung trình độ chung Châu Âu (CEF) và tiệm cận các chuẩn trình độ quốc tế. Vì vậy, trình độ đầu ra của các trình độ đào tạo trong chương trình sẽ tiệm cận với các chuẩn kiểm tra đánh giá quốc tế hiện nay.”

Chứng chỉ CEFR được các tổ chức và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới công nhận. Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR đã được ban hành và sử dụng ở Việt Nam và được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt CEFR như tài liệu tham chiếu trong khuôn khổ dự án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, mở đường cho khả năng chứng chỉ CEFR trở thành chuẩn chung cho cả nước.

Thi chứng chỉ CEFR ở đâu?

Bright online LLC Academy là đơn vị giáo dục có trụ sở tại Mỹ nghiên cứu và biên soạn các chương trình ôn luyện, đánh giá khả năng ngôn ngữ với quy mô lớn, trong đó có các bài thi được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới như CEFR.

Ở Việt Nam có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ thi Chứng chỉ CEFR nhưng các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin xem có thực sự là địa chỉ uy tín, được ủy quyền bởi ITEMS hay không để đảm bảo được cấp Chứng chỉ có giá trị.

Hiện tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục – (IEMS) là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được ủy quyền độc quyền của Bright online LLC Academy nhằm thực hiện các công tác ôn luyện, khảo thí tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).

Xem thêm:

Tài liệu luyện thi CEFR cơ bản

Bộ sách Destination grammar and vocabulary

Bìa sách Destination B1, B2 và C1+C2 (Grammar and Vocabulary with answer)
Bìa sách Destination B1, B2 và C1+C2 (Grammar and Vocabulary with answer)

Tên bộ sách: Destination

Tác giả: Malcolm Mann & Steve Taylore-Knowles

NXB: Macmillan (gốc), NXB Thời Đại (VN)

Trình độ sử dụng: 

  • Destination B1 – Dành cho những bạn có trình độ Anh ngữ B1 (intermediate)
  • Destination B2 – Dành cho những bạn có trình độ anh ngữ B2 (upper-intermediate)
  • Destination C1&C2 – Dành cho những bạn có trình độ anh ngữ C1 trở lên (advanced)

Nội dung: Với 4 mức độ cao nhất theo Common European Framework of Reference (CEFR) hay Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu, bộ sách cung cấp những từ vựng và ngữ pháp đan xen theo từng chủ đề, tập trung vào kiến thức thường xuất hiện trong kỳ thi và bám sát khung chuẩn thi CEFR. Bao gồm:

  • Destination B1: 42 Units, 14 Review Tests và 2 Progress Tests.
  • Destination B2: 28 Units, 14 Review Tests và 2 Progress Tests.
  • Destination C1 & C2: 26 Units, 13 Review Tests và 2 Progress Tests

Ưu điểm: Phần ngữ pháp được thiết kế gói gọn, giải thích rất chi tiết, từ vựng trong sách được giới thiệu theo nhiều chủ điểm khác nhau, giúp người học sử dụng đúng ngữ cảnh. Sách còn mang đến cả collocations, phrasal verb và idiom theo từng chủ đề, chỉ ra cách sử dụng, những từ hay nhầm lẫn,… Bài tập đa dạng về hình thức giúp người học luyện tập và ghi nhớ kiến thức, ngoài ra còn được thiết kế bám sát với bài thi Cambridge English, nhờ đó người học cũng có thể phát triển kỹ năng giải quyết một số dạng bài thường xuất hiện trong các bài thi.

Hạn chế: Lượng kiến thức khá nhiều, khiến cho người học có thể bị “ngợp” vì không biết phải học như thế nào. Bên cạnh đó, ở đa phần các Unit về từ vựng, các cụm từ chỉ được đưa ra cùng định nghĩa chứ không kèm ví dụ đặt trong câu cụ thể, có thể dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng. 

Cách sử dụng bộ sách Destination grammar and vocabulary hợp lý

Lựa chọn sách phù hợp với trình độ: Để học hiểu quả thì bạn sẽ cần phải xác định mức độ tương ứng với bản thân. Các bạn có thể thử làm các bài thi đánh giá năng lực ngôn ngữ đã được chuẩn hóa như Cambridge English Language Assessment, TOELF hay IELTS để đánh giá khả năng tiếng Anh của mình.

Phân chia các bài học: Với mục tiêu vận dụng được lượng kiến thức ngữ pháp và từ vựng trong sách vào thực tế, chúng ta sẽ cần có sự phân chia bài học một cách hợp lí và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Ví dụ như khi học xong một bài ngữ pháp hoặc từ vựng, ta sẽ làm bài tập rồi ứng dụng kiến thức đã học để đặt câu trong ngữ cảnh, có thể ở cả dạng viết hoặc nói tùy ý.

Dùng Review Tests và Progress Tests: Các Review Tests và Progress Tests trong sách nên được sử dụng với mục đích kiểm tra lại mức độ hiểu bài của người học, qua đó giúp bạn tự đánh giá được chất lượng học tập của mình, cũng như tìm ra được các lỗi, “lỗ hổng” kiến thức để kịp thời củng cố và sửa chữa.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR). Hy vọng qua bài viết trên, IELTS Vietop đã giúp các bạn biết được CEFR là gì, tham khảo thêm được một cách đánh giá năng lực tiếng Anh cũng như một chứng chỉ khác ngoài IELTS hữu ích cho học tập và làm việc. Chúc các bạn học tốt và hẹn các bạn ở những bài viết sau nhé!

Banner launching Moore

Trang Jerry

Content Writer

Tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, sở hữu bằng TOEIC 750. Với gần 6 năm kinh nghiệm làm Content Writer trong lĩnh vực giáo dục tại các trung tâm Anh ngữ, luyện thi IELTS và công ty giáo dục …

Bạn còn thắc mắc về kiến thức này?

Hãy để lại bình luận, đội ngũ biên tập viên và cố vấn học thuật của IELTS Vietop sẽ giải đáp & giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề này 😍.

Bình luận

[v4.0] Form lộ trình cá nhân hóa

Học chăm không bằng học đúng

Hơn 21.220 học viên đã đạt điểm IELTS mục tiêu nhờ vào lộ trình đặc biệt, giúp bạn tiết kiệm 1/2 thời gian ôn luyện. Để lại thông tin ngay!😍

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

 

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng

Thời gian bạn muốn nhận tư vấn:

Sáng:
09h - 10h
10h - 11h
11h - 12h
Chiều:
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h
Tối:
17h - 19h
19h - 20h
20h - 21h
Popup back to school 3
Ảnh giảm lệ phí thi IELTS tại IDP
Popup giới thiệu học viên