Việc biết nghĩa của tất cả các từ trong bài Reading là điều rất khó vì mỗi bài đọc đều về những chủ đề ít được gặp ở cuộc sống hàng ngày, vì vậy việc đoán được nghĩa của các từ là rất quan trọng. Sau đây, Vietop sẽ hướng dẫn 3 cách để các bạn có thể đoán nghĩa của từ trong IELTS Reading nhé!
Đọc hiểu là gì?
Đọc hiểu là quá trình mà người học bắt đầu bằng việc nhận diện từ vựng, hiểu được ý nghĩa và tìm ra ý tưởng từ các từ trong bài (Hoover & Gough, 1990). Quá trình này có thể được tóm tắt đơn giản như sau:
Nhận diện từ (cấu tạo của từ ở khía cạnh chữ viết) + Hiểu ý nghĩa của từ = Đọc hiểu
Cụ thể, ở giai đoạn đầu tiên, người học nhận biết từ trong bài viết. Sau bước này, họ bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ và khi đã thấu hiểu nghĩa của từ trong bài, họ tiến đến giai đoạn đọc hiểu. Nếu giới hạn việc chỉ nhận diện mặt chữ mà không hiểu nghĩa, người học sẽ không thể thu thập được thông tin từ bài viết.
Với những người học mới bắt đầu, quá trình đọc hiểu thường dừng lại tại bước 1, vì họ có khả năng nhận biết ngôn ngữ theo hình thức, nhưng gần như không thể hiểu ý nghĩa của chúng. Lý do là từ vựng trong bài thi đọc IELTS thường là từ học thuật hoặc được sử dụng ở tầm nghĩa khác với nghĩa thông thường. Điều này dẫn đến những từ này trở thành “từ xa lạ,” gây khó khăn cho người học trong việc tiếp thu thông tin. Theo Simon, mục đích của bài thi IELTS Reading là kiểm tra kiến thức từ vựng của người học, do đó, nếu không giải quyết vấn đề từ vựng, người học sẽ khó có thể đạt được mức điểm mong muốn.
Hơn 21.220+ học viên đã thành công đạt điểm IELTS đầu ra. Bạn có muốn trở thành người tiếp theo?
Đoán nghĩa của từ trong IELTS Reading
Đoán nghĩa dựa trên tiền tố
Các từ có tiền tố giống nhau sẽ mang nghĩa tương tự nhau. Sau đây là những tiền tố mà các bạn có thể gặp nhiều trong bài thi Reading.
Tiền tố | Nghĩa | Ví dụ |
Anti- | Chống lại | Antibiotic (thuốc kháng sinh) |
Co- | Kết hợp | Co-operation (sự kết hợp) |
Ex- | Former | Ex-president (cựu tổng thống) |
Extra- | More | Extracurricular (ngoại khóa), extraordinary (khác thường) |
Fore- | before | Forecast (dự đoán) |
Homo- | Same | Homograph (từ giống cách ghi nhưng khác nghĩa) |
Hyper- | Over | Hyperactive (quá hiếu động), hypersensitive (quá nhạy cảm) |
In- | Not | Incorrect (không đúng) |
Inter- | Between | Interact (tiếp xúc) |
Mid- | ở giữa | Midnight (nửa đêm) |
Mis- | Không đúng, lỗi | Mislead (gây hiểu sai) |
Multi- | Đa, nhiều | Multicolor (nhiều màu) |
Over- | Quá | Overtime (quá giờ) |
Semi- | Half | Semi-final (bán kết), semicircle (hình bán nguyệt) |
Un- | Không | Unhappy (không hạnh phúc) |
Under- | Dưới, chưa | Underestimate (đánh giá thấp) |
Đoán nghĩa dựa trên hậu tố
Các từ có hậu tố giống nhau sẽ có dạng từ giống nhau và nghĩa đôi khi sẽ có điểm chung, từ đó giúp bạn có thêm gợi ý để đoán nghĩa của từ này.
Hậu tố | Loại từ | Ví dụ |
-able | Tính từ – thường chỉ có thể làm gì đó | Loveable (dễ mến) |
-hood | Danh từ | Brotherhood (tình anh em) |
-ist | Danh từ – thường chỉ người | Soloist (ca sĩ hát đơn) |
-ize | Động từ | Realize (nhận ra) |
-less | Tính từ – thường mang nghĩa không | Heartless (tàn nhẫn) |
-like | Tính từ – giống như | Childlike (giống như đứa trẻ) |
-ly | Trạng từ | Slowly (một cách chậm chạp) |
-ment | Danh từ | Development (sự phát triển) |
-ness | Danh từ | Happiness (sự hạnh phúc), heaviness (sự nặng nề) |
-proof | Tính từ – Chống lại | Bulletproof (chống đạn), waterproof (chống nước) |
-ship | Danh từ | Relationship (mối quan hệ), friendship (quan hệ bạn bè) |
-sion/-tion | Danh từ | Position (vị trí), ambition (sự tham vọng) |
-ty | Danh từ | Reality – hiện thực |
Các bạn hãy tham khảo thêm bài viết về Tiến tố, Hậu tố của Vietop để xem đầy đủ các tiền tố, hậu tố nhé.
Đoán nghĩa dựa trên từ ghép
Các từ ghép có thể được đoán nghĩa qua việc biết được động từ của nó.
Ví dụ:
- The outbreak of COVID-19 was not a surprise to the government. (Sự bùng phát của COVID-19 không phải là một điều bất ngờ với chính phủ)
- Break out à Outbreak (sự bùng phát)
- Start up à start-up (công ty nhỏ)
- Break down à breakdown (sự ngưng hoạt động)
- Break in à break-in (sự đột nhập)
- Drop out à dropout (sự rời trường)
- Black out à blackout (sự cúp điện)
Muốn thực hành các kỹ năng đoán nghĩa từ vựng với giáo viên bản ngữ và nhận được phản hồi chi tiết? Đăng ký ngay khóa luyện thi IELTS 1 kèm 1 tại Vietop bạn nhé!
Chiến thuật đoán nghĩa của từ mới giúp người đọc giải quyết vấn đề
Theo Schofield (1982), khi gặp phải từ mới trong quá trình đọc hiểu, người học có 3 phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này:
- Tự bỏ qua (không tìm hiểu nghĩa của từ mà tiếp tục đọc câu)
- Ưu điểm: Kỹ thuật này khuyến khích việc hiểu tổng quan ý nghĩa của cả câu thay vì tập trung vào từ vựng riêng lẻ.
- Khuyết điểm: Đối với những người học mới, phương pháp này có thể gây khó khăn do có nhiều từ mới mà họ chưa biết.
- Dự đoán (dựa trên ngữ cảnh)
- Ưu điểm: Phương pháp này khuyến khích sự chủ động của người học, giúp phát triển khả năng đoán nghĩa từ trong mọi tình huống.
- Khuyết điểm: Cần phải dành thời gian để phân tích và quan sát khi bắt đầu luyện tập.
- Tham khảo giáo viên hoặc tra từ điển
- Ưu điểm: Được biết rõ nghĩa và cách sử dụng chính xác của từ.
- Khuyết điểm: Có thể khiến người học phụ thuộc vào nguồn kiến thức bên ngoài để hiểu nghĩa từ vựng.
Tuy nhiên, Schofield (1982) nhấn mạnh rằng, việc lựa chọn chiến thuật phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Trong bài viết này, tác giả tập trung giới thiệu và hướng dẫn độc giả về phương pháp “dự đoán nghĩa từ mới dựa trên ngữ cảnh”, vì phương pháp này có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là trong các kì thi IELTS (khi không thể hỏi giáo viên, tra từ điển hoặc bỏ qua).
Hy vọng những chia sẻ trên của VIETOP sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình luyện thi IELTS. Chúc các “sĩ tử” thi tốt!