Thuế luôn là trở ngại khi mua hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, khi giảm VAT thì không chỉ người tiêu dùng được hưởng lợi mà còn có doanh nghiệp.
Theo thông tin, từ ngày 01/02 – 31/12, thuế giá trị gia tăng (VAT) các hàng hóa, dịch vụ sẽ được giảm từ 10% xuống còn 8% nhằm hỗ trợ người dân khó khăn do dịch Covid. Chi tiết thế nào, mời các bạn cùng xem ngay bài viết bên dưới nhé!
Bản tiếng Anh
Vietnamese government slashed the value-added tax (VAT) rate from 10 to 8 % earlier this month – a move that cost the State budget VND 49.4 trillion (US$2.2 billion) but, along with other support, is expected to help boost the pandemic-hit economy.
This policy is not new in Vietnam – which made a similar move in 2009 to cushion the economy against the global financial crisis. This rate drop is expected to last until December 31, 2022, and will apply to the vast majority of goods and services, with the exception of telecom services, financial services, securities, real estate, metals, chemicals and mining products, refinery and petrochemicals.
In theory, when an economy is in trouble, to stimulate consumption and relieve immediate pressure on people and help businesses survive, the government can take short-term tax policy actions involving tax breaks such as VAT and goods and services tax (GST). These indirect taxes are levied as transactions occur, regardless of whether or not a business is profitable. Many other economies, including Germany, Italy, South Korea, Spain, the United Kingdom, and China, have taken similar moves in response to COVID-19, demonstrating the usefulness of this prescription.
The implementation of this policy in Vietnam has not been easy or effective nearly a month after it went into effect. VAT reductions are available largely in supermarkets, companies, or large stores with clear invoices, although in traditional markets or street shops, prices of many products have yet to reduce, and in some cases have even increased for a genuine cause – higher gasoline prices.
Hoang Minh Yen, a Hanoian, claimed she spent VND 700,000 at a convenience store on Minh Khai street for a variety of things, including fruits and some essentials. She has no idea if she saved any money because the receipt merely says “this price includes VAT.” “When I enquired about the VAT reduction, the salesman replied he didn’t understand it. The employee stated that he will convey the customer’s complaint to the store manager and provide feedback later,” Yen explained.
Meanwhile, most vendors do not produce invoices in traditional markets and street stores, and neither the seller nor the consumer is aware of or concerned about VAT. Buyers are primarily interested in whether the price of an item increases or drops in comparison to the previous price, whereas sellers claim to sell things solely on the basis of cost and profit.
Recently, some tax departments in cities and provinces issued a document urging businesses to implement the VAT reduction policy. The tax authority also emphasised violations would be severely handled. However, from the business side, they said they were facing many problems in implementing the new rule. Many complain they do not know clearly whether their sale items are among the list of goods and services eligible for a VAT cut or not.
The tax authority had directed tax departments and branches in localities to further promote policy information to people and businesses, as well as provide guidance, inspect, and supervise the application of the new VAT rate, according to Pham Thi Minh Hien, deputy director of Policy Department under the General Department of Taxation. “The policy aims to increase consumer demand,” Hien stated, adding that during the implementation process, tax authorities would examine and supervise the selling prices of enterprises’ goods and services, and any violations would be addressed.
Xem thêm: Ministry wants Covid-19 test kits brought under price stabilization norms
- Pandemic-hit economy (n): nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch
- Cushion the economy: hỗ trợ nền kinh tế
- Global financial crisis (n): sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu
- Stimulate comsumption: kích thích tiêu dùng
- Indirect tax (n): thuế gián thu
- Levy (v): áp (thuế, phí)
- Prescription (n): quy định
- Implementation (n): sự thi hành, thực hiện
- Go into effect: có hiệu lực
- Invoice (n): hoá đơn
- Increase consumer demand: kích cầu
Bản dịch tiếng Việt
Cắt giảm VAT: Hướng đi đúng đắn nhưng chưa suôn sẻ?
Đầu tháng 2 vừa qua, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% – một động thái khiến ngân sách Nhà nước tiêu tốn 49,4 nghìn tỷ đồng, nhưng dự kiến sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Chính sách cắt giảm thuế này vốn không mới. Việt Nam đã thực hiện một động thái tương tự vào năm 2009 để hỗ trợ nền kinh tế chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc cắt giảm thuế này sẽ kéo dài đến hết 31/12/2022 và áp dụng cho đại đa số hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, chứng khoán, bất động sản, kim loại, hóa chất và các sản phẩm khai khoáng, lọc hóa dầu.
Về mặt lý thuyết, khi kinh tế gặp khó khăn, để kích thích tiêu dùng và giảm bớt áp lực tức thời cho người dân và giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, chính phủ có thể thực hiện các hành động chính sách thuế ngắn hạn liên quan đến giảm thuế VAT và thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Các loại thuế gián thu này được áp cho tất cả các giao dịch, bất kể kinh doanh có lãi hay không. Nhiều nền kinh tế khác, bao gồm Đức, Ý, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Trung Quốc cũng có động thái tương tự để đáp trả COVID-19, chứng tỏ quy định này có tác động tích cực.
Tuy nhiên việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam lại không hiệu quả sau gần một tháng có hiệu lực. Việc giảm thuế VAT chủ yếu được áp dụng tại các siêu thị, công ty, cửa hàng lớn có hóa đơn rõ ràng; Ngược lại, các chợ truyền thống hay bán hàng rong, giá nhiều mặt hàng vẫn chưa giảm, thậm chí có trường hợp còn tăng vì nguyên nhân chính đáng – giá xăng dầu tăng
Chị Hoàng Minh Yến (Hà Nội), cho biết đã tiêu 700.000 đồng tại một cửa hàng tiện lợi trên phố Minh Khai để mua hoa quả và một số đồ dùng cần thiết. Tuy nhiên chị không biết mình có tiết kiệm được tiền hay không vì trên biên lai chỉ ghi “giá đã bao gồm VAT”. Chị Yến nói: “Khi tôi hỏi về việc giảm thuế VAT, nhân viên bán hàng trả lời là không hiểu. Nhân viên này cho biết sẽ chuyển khiếu nại của khách hàng đến quản lý cửa hàng và phản hồi sau.”
Trong khi đó, hầu hết người bán hàng tại các chợ truyền thống và bán hành rong đều không có hoá đơn, nên cả người bán lẫn người tiêu dùng đều không biết gì về thuế VAT. Người mua chỉ quan tâm đến việc giá của một mặt hàng tăng hay giảm so với giá trước đó, còn người bán tuyên bố chỉ bán hàng dựa trên cơ sở chi phí và lợi nhuận.
Mới đây, một số cục thuế tỉnh thành đã có văn bản đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện chính sách giảm thuế GTGT. Cơ quan thuế cũng nhấn mạnh các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cho biết đang gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện quy định mới. Nhiều người phàn nàn rằng không biết rõ mặt hàng bán của mình có thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ được cắt giảm thuế GTGT hay không.
Bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế đã chỉ đạo các cục thuế, chi cục thuế các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin chính sách đến người dân, doanh nghiệp cũng như hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc áp dụng thuế suất thuế GTGT mới “Chủ trương nhằm kích cầu tiêu dùng”, bà Hiền cho biết, trong quá trình thực hiện, cơ quan thuế sẽ kiểm tra, giám sát giá bán hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp và sẽ xử lý nếu vi phạm.