“Làm thế nào để đạt IELTS Speaking 8.0” – Chia sẻ từ thầy Đặng Nguyễn Tri Thông

Trang Đoàn Trang Đoàn
11.05.2020

Trong phần chia sẻ kinh nghiệm học IELTS kỳ này, thầy Đặng Nguyễn Tri Thông sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Làm thế nào để đạt IELTS Speaking 8.0” chi tiết. Hãy cùng theo dõi và để lại câu hỏi nếu bạn vẫn còn chưa rõ vẫn đề nào nhé!

Chào các bạn, mình tên là ĐẶNG NGUYỄN TRI THÔNG, hiện tại là Giáo viên giảng dạy chính của Vietop và cũng là một trong những giáo viên đã gắn bó với Vietop từ những ngày đầu thành lập cho đến nay đã hơn 6 năm. Với kinh nghiệm giảng dạy chương trình IELTS cả 4 kỹ năng cho nhiều cấp độ khác nhau kể cả lớp chuẩn bị kiến thức cần thiết để có thể bước vào nhiều cấp độ cao hơn của chương trình IELTS kèm theo số giờ cụ thể tối ưu nhất cho từng học viên đến với trung tâm;

Do vậy, với kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu kỹ năng nói (speaking skills) của chương trình IELTS và trong giới hạn của bài viết này “Làm thế nào để đạt IELTS Speaking 8.0”, mình muốn chia sẻ những kỹ thuật và thủ thuật mang tính sống còn để có thể đạt được số điểm cần thiết cho bản thân người học trong thời gian tối ưu nhất có thể.

Làm thế nào để đạt IELTS Speaking 8.0
Làm thế nào để đạt IELTS Speaking 8.0

Trong suốt quá trình đào tạo học viên IELTS, mình đã nhận ra nhiều khiếm khuyết của người học trong quá trình luyện tập để có thể nâng cao mức điểm cần thiết trong thời gian hợp lý nhất. Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy một điều cốt lõi mà người học dù ở cấp độ thấp hay cao đều phải hết sức lưu ý, đó là:

“Không quan trọng là bạn nói dài bao nhiêu hay bao lâu, mà điểm chính yếu là phải nói những gì cần thiết theo cách chuyên nghiệp nhất” – “It does not matter how long you can speak; it matters how well you can do it”.

Đó là lý do mà một số học viên dù đang theo học chuyên ngành ngôn ngữ Anh vẫn chưa chắc có thể đảm bảo một con số ở mức 7.0 đến hơn 8.0 nếu không biết được là mình phải “múa” như thế nào đối với người khảo thí trong phòng thi với áp lực thời gian từ 11-14 phút cho cả 3 phần thi. Một thử thách khó nhằn phải không các bạn?

Trước hết, để có thể 100 trận mà đạt được tối thiểu 99 trận thắng (một tỉ lệ tối ưu nhỉ?), thì các bạn phải nắm rõ những tiêu chí chấm điểm của người khảo thí đối với kỹ năng nói như thế nào. Nói ra có vẻ sáo rỗng (cliché), nhưng chúng ta hãy lướt qua từng tiêu chí và các bạn có thể tự đánh giá bản thân mình đạt được điểm nào và yếu điểm nào để có thể dồn toàn lực nhắm vào thế mạnh của mình và lướt đi hay che lấp điểm yếu của mình bằng thế mạnh. Mình chắc các bạn có thể hiểu được chiến thuật này giống như trong bóng đá lấy thế mạnh tấn công (lấy điểm trong IELTS) làm phòng thủ để không bị thủng lưới (che lấp điểm yếu) và chiến thắng trận đấu (đạt được số điểm mục tiêu). Có lẽ bạn sẽ không nhận ra đây cũng là một trong những chiến thuật gây ấn tượng và diễn đạt rõ ý của mình bằng những ví dụ minh họa tương tự cho một vấn đề nào đó. Mình chắc là các bạn biết mình đang đề cập đến biện pháp ẩn dụ “metaphor” phải không nào?

Xem thêm: “Mình đã liên tục được 9.0 Reading như thế nào?” – Chia sẻ từ Thầy Đỗ Nguyễn Đăng Khoa (Giảng viên IELTS Vietop)

Cấu trúc đề thi IELTS Speaking

Cấu trúc đề thi IELTS Speaking
Cấu trúc đề thi IELTS Speaking

Cấu trúc đề thi IELTS Speaking gồm 3 phần:

Part 1 (4 – 5 phút): Introduction and interview

Thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi về các chủ đề chung như gia đình, bạn bè, sở thích cá nhân,… Đa số các chủ đề trong IELTS Speaking Part 1 khá đơn giản và gần gũi, gắn liền với đời sống thường ngày. 

Có tất cả 8 dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 1, bao gồm: 

  • Description Question (Mô tả về một người/ vật)
  • Frequency Questions (Tần suất thực hiện hoạt động)
  • Preference Questions (Chọn lựa một trong hai)
  • Like and Dislike (Mức độ yêu thích)
  • Popularity Questions (Mức độ phổ biến của một sự vật, sự việc)
  • Past Experience (Câu hỏi về sự kiện trong quá khứ)
  • Future Prediction (Nêu dự đoán cho tương lai)

Xem thêm: Làm thế nào để đảm bảo Maximise điểm Listening khi bạn đã…giỏi sẵn? – chia sẻ từ Thầy Đỗ Nguyễn Đăng Khoa (Giảng viên IELTS Vietop)

Part 2 (3-4 phút): Individual long turn (Nói cá nhân) 

Trong phần này, thí sinh sẽ được đưa 1 thẻ đề (cue card) và được yêu cầu nói về 1 chủ đề cụ thể trong 2 phút. Bên dưới thẻ đề có 4 gợi ý mà thí sinh nên sử dụng để triển khai các ý trong bài nói của mình.

Trước khi nói, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị về chủ đề này và ghi chú lại những thông tin quan trọng trong bài nói. Sau, đó thí sinh sẽ nói về chủ đề đó trong vòng 1-2 phút. Sau khi thí sinh hoàn thành phần nói của mình, giám khảo sẽ tiếp tục hỏi 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài nói (follow-up questions) để mở rộng vấn đề hoặc tạo điều kiện cho thí sinh có thêm cơ hội để nói hết những ý tưởng còn dang dở. 

Khi trả lời phần thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh cần phải:

  • Nói liên tục về chủ đề cho sẵn trong vòng 1 – 2 phút
  • Trả lời hết tất cả những câu hỏi phụ trong phần thi của mình bởi vì những câu hỏi phụ này liên quan trực tiếp tới nội dung chủ đề, giúp thí sinh bám sát chủ đề và giúp bài nói đi vào trọng tâm, không bị lan man, lạc đề
  • Mở rộng thêm bằng cách nói về những sự vật, sự việc liên quan tới chủ đề sau khi đã trả lời hết các câu hỏi phụ (Nếu còn thời gian)

Part 3 (4-5 phút): Discussion (Thảo luận)

Phần này được thiết kế như 1 cuộc thảo luận 2 chiều giữa thí sinh và giám khảo, giúp thí sinh có nhiều cơ hội để thảo luận sâu hơn về những vấn đề trừu tượng và mang tính xã hội. Trong phần này, giám khảo sẽ hỏi thí sinh những câu hỏi sâu hơn về chủ đề của phần 2 của IELTS Speaking.

Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3 bao gồm: 

  • Opinion (Trình bày quan điểm cá nhân) 
  • Evaluate (Đánh giá vấn đề) 
  • Prediction (Dự đoán tương lai)
  • Cause and Effect (Tác động/ ảnh hưởng của một đối tượng lên một đối tượng khác.
  • Compare and Contrast (So sánh, phân biệt điểm giống và khác nhau)

Nhìn chung, Part 3 được xem là phần khó nhất trong phần thi Speaking, bởi nó đòi hỏi việc kết hợp rất nhiều kỹ năng: kiến thức tiếng Anh vững, nền tảng kiến thức xã hội tốt và khả năng diễn đạt mạch lạc, logic. 

Xem thêm: Khóa học IELTS Online – Học trực tuyến cùng chuyên gia IELTS 8.5

NÂNG TRÌNH IELTS - CHẮC SUẤT VÀO ĐẠI HỌC TOP ĐẦU Giảm UP TO 40% học phí IELTS

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking 

Điều quan trọng và tiên quyết khi bạn muốn ghi điểm trong IELTS đó là nắm được những tiêu chí chấm điểm của người chấm thi. Nếu như chúng ta thực hiện bài thi một cách mông lung, không có định hướng, thì chắc chắn dù có thể hiện tốt đến đâu cũng không thể tối ưu hoá điểm số được phải không?

Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking
Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking
  • Tiêu chí 1: Fluency & Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc): Khả năng nói liên tục có ngừng nghỉ theo lối nói tự nhiên kết hợp với những từ nối cần thiết để tạo nên sự liền lạc của ý tưởng, cũng giống như nước tuôn chảy xuôi theo dòng suối vậy. 
  • Tiêu chí 2: Lexical Resource (Đa dạng từ vựng): Sử dụng từ vựng trong đúng ngữ cảnh, thành ngữ và những tổ hợp từ cố định và thỉnh thoảng là những câu nói ấn tượng của ai đó hay có thể là câu ca dao tục ngữ quen thuộc.
  • Tiêu chí 3: Grammatical Range and Accuracy (Đa dạng cấu trúc ngữ pháp): Khi cần phải dùng đúng thì (tense) đối với những ý tưởng trình bày, các loại câu đơn, câu phức và câu kép với đúng mục đích của nó. 
  • Tiêu chí 4: Pronunciation (Phát âm): Đây là tiêu chí có vẻ dễ và cũng khó lấy điểm nhất, chiếm 25% của tổng điểm 9.0. Kinh nghiệm cho thấy nếu bạn muốn đạt Band 8.0 thì bạn phải đạt được “cảnh giới” này để có thể gây ấn tượng với người khảo thí.

Dựa vào 4 tiêu chí trên, giám khảo sẽ đánh giá bài nói của bạn, và đưa ra thang điểm phù hợp. Cùng tham khảo cách tính điểm cụ thể cho phần thi IELTS Speaking dưới đây nhé!

Thang điểm 9.0

Tiêu chíĐặc điểm bài nói
Coherence and CohesionNói lưu loát, và hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa bài nói
Bài nói được triển khai mạch lạc, chặt chẽ, phù hợp với câu hỏi
Các lỗi lặp từ thường do liên quan tới nội dung, không liên quan tới ngữ pháp hay vốn từ vựng
Phát triển các chủ đề chi tiết và phù hợp
LexicalVốn từ vựng đa dạng, phong phú
Sử dụng từ vựng linh hoạt và chính xác trong tất cả các chủ đề
Sử dụng được các thành ngữ, Phrasal Verb tự nhiên, đúng nghĩa
Grammatical Range and AccuracySử dụng đầy đủ các cấu trúc ngữ pháp tự nhiên và phù hợp
Tạo các cấu trúc chính xác, nhất quán. Có thể có những sai sót nhỏ đặc trưng của người bản địa
PronunciationSử dụng đầy đủ và chính xác các kỹ năng phát âm với độ chính xác đạt chuẩn và tinh tế
Dễ hiểu

Thang điểm 8.0

Tiêu chíĐặc điểm bài nói
Coherence and CohesionNói trôi chảy và hiếm khi lặp lại hoặc tự sửa lỗi. Các lỗi lặp từ thường liên quan tới nội dung, không liên quan tới vốn từ vựng hay ngữ pháp.
Phát triển nội dung bài nói mạch lạc và phù hợp
Lexical ResourceSử dụng từ vựng linh hoạt và chính xác trong các chủ đề
Sử dụng được các từ vựng, thành ngữ hiếm một cách tinh tế, mặc dù có thể chưa chính xác
Phải có sự thay đổi cách diễn đạt một cách hiệu quả
Grammatical Range and AccuracyLinh hoạt sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp
Tạo câu không có lỗi. Có thể phạm lỗi ngữ pháp nhưng hiếm gặp
PronunciationSử dụng tốt các kỹ năng phát âm
Duy trì việc sử dụng linh hoạt các kỹ năng, chỉ thỉnh thoảng mắc lỗi nhỏ
Dễ hiểu

Thang điểm 7.0

Tiêu chíĐặc điểm bài nói
Coherence and CohesionNói đủ ý mà không quá cố gắng kéo dài bài nói hoặc thiếu sự mạch lạc
Đôi khi vẫn gặp lỗi lặp từ, tự sửa bài nói hay lưỡng lự liên quan tới từ vựng
Sử dụng đa dạng các điểm nhấn diễn ngôn và từ ngữ kết nối với độ linh hoạt
Lexical ResourceVốn từ vựng linh hoạt ở các chủ đề
Sử dụng được các từ vựng và thành ngữ nâng cao và thể hiện ý thức về văn phong và phân bổ, tuy nhiên có thể không phù hợp
Thay đổi cách diễn đạt hiệu quả
Grammatical Range and AccuracySử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp phức tạp, linh hoạt
Thường xuyên tạo ra câu không có lỗi, tuy nhiên vẫn có một vài lỗi ngữ pháp nhỏ
PronunciationThể hiện tất cả các đặc điểm tích cực của Band 6.0 và một vài đặc điểm tích cực của Band 8.0

Các bạn có thể tham khảo và tham gia các khóa học IELTS  và lộ trình học tại Vietop để có thể được học và được nghe chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm bài thi IELTS từ các thầy nhé.

Đạt band IELTS Speaking 8.0 có khó không?

Đạt điểm IELTS Speaking 8.0 có thể thách thức nhưng không phải là không thể đạt được. Điểm 8.0 được coi là một trình độ cao, cho thấy bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt và tự tin trong các tình huống giao tiếp. Để đạt điểm này, bạn cần có kiến thức vững vàng về ngữ pháp, từ vựng và ngữ điệu, cùng với khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và logic. Thực hành đều đặn, làm bài tập và tham gia các khóa học luyện thi IELTS Speaking có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình và đạt được mục tiêu này.

Những bạn đạt một band điểm từ 7.0 – 7.5 trong phần thi IELTS Speaking là một thành tựu đáng tự hào. Nếu bạn tiếp tục cải thiện kỹ năng giao tiếp, phát triển từ vựng và ngữ pháp, và thực hành thường xuyên, việc đạt được band điểm 8.0 không phải là một mục tiêu không thể. Hãy tiếp tục nỗ lực và tin tưởng vào khả năng của mình.

Làm sao để đạt IELTS Speaking 8.0? 

Vậy để đạt được Band 8.0 trở lên cho kỹ năng nói thì bạn phải “chiến đấu” như thế nào trong 3 phần thi đầy cam go của bài thi dạng phỏng vấn của IELTS. Ở đây mình sẽ chỉ ra những điểm mà bạn cần phải khắc phục và thay đổi nếu muốn bước vào chính lộ của Band 8.0 nhé.

Làm sao để đạt IELTS Speaking 8.0
Làm thế nào để đạt IELTS 8.0 Speaking

Bạn đã nắm được những loại câu hỏi nào mà người khảo thí sẽ thử thách bạn không? Bạn cũng biết cách đáp lại (respond) chứ không phải trả lời (answer) những câu hỏi của người khảo thí không? Đáp lại ở đây ý mình muốn nói là hãy phản hồi lại câu hỏi của người khảo thí theo cách tự nhiên nhất có thể. Biến cuộc phỏng vấn của phần một thành một cuộc nói chuyện có thể thân tình giữa hai người bạn là tốt nhất. Đạt được điều này thì cả bạn và người chấm thi sẽ cảm thấy thoải mái khi trao đổi và chuyển sang các phần tiếp theo một cách nhẹ nhàng. 

1. Luyện tập Part 1 ra sao?

Đối với IELTS Speaking Part 1 điều quan trọng là bạn phải biết bắt đầu trả lời và kết thúc câu trả lời như thế nào; tránh để người khảo thí phát hiện rằng bạn đang nói rất nhiều nhưng thực ra không có ý tưởng gì mới mà chỉ là những cách diễn đạt tương tự với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ diễn giải với cấu trúc đa dạng mà bạn đang có.

Một lỗi cũng khá phổ biến khác mà dù bạn có vốn từ khủng cả thông dụng (general) và hàn lâm (academic) cũng không có gì là đảm bảo bạn sẽ đạt được điểm cao nếu bạn dùng không đúng người, đúng chỗ, và đúng thời điểm. Bạn nghĩ sao nếu trong một cuộc nói chuyện tán gẫu hỏi han những vấn đề thông thường trong cuộc sống của một người mà bạn dùng quá nhiều từ Hán Việt để nâng tầm của bạn lên so với người nghe? 

Tham khảo:

Top 60 chủ đề IELTS Speaking Part 1 thông dụng nhất

Mách bạn chiến lược làm bài Speaking Part 1 hiệu quả

Cách trả lời dạng Types of Questions in IELTS Speaking Part 1

2. Phải chuẩn bị thế nào cho Part 2?

Để đạt điểm 8 trong IELTS Speaking Part 2, điều tiên quyết vẫn là sự phong phú về kiến thức và quan trọng là những trải nghiệm về cuộc sống của bạn để bạn có thể kể về những gì thật nhất có thể, thuyết phục người khảo thí qua câu chuyện về chính bản thân mình cộng với cảm xúc khi kể lại câu chuyện.

Khi nó là hãy kể lại kinh nghiệm và trải nghiệm của mình thì một vấn đề sai lầm của các bạn đi thi có thể là bạn đang sa đà vào một câu chuyện lê thê và không đủ thời gian để cho mình thể hiện hết cả cuộc đời mình cho người khảo thí thấy.

Ví dụ:

Nếu bạn được yêu cầu kể về một chuyến đi khá hấp dẫn và đáng nhớ nhất mà bạn đã trải qua. Đa số đều cố gắng diễn tả lại chi tiết nhất có thể về cả chuyến đi kéo dài nhiều ngày cho đến lúc cuối cùng trở về.

Rõ ràng là với 2-3 phút của phần này thì không thể nào bạn có đủ thời gian để kể lại câu chuyện của đời mình cho người khảo thí nghe được. Và trên thực tế là người khảo thí chỉ muốn bạn nhấn mạnh vào vài điểm mà làm cho bạn cảm thấy hấp dẫn, ấn tượng và đáng nhớ nhất thôi (lý tưởng với mình chỉ là 2 điểm nhấn về chuyến đi là đủ).

Ở đây vẫn là chuyện bạn phải làm sao giới thiệu từng phần của câu chuyện theo cách rõ ràng nhất bằng cách sử dụng các từ nối để người khảo thí biết bạn đang trình bày những phần cụ thể nào. Do vậy bạn có cố “quăng” càng nhiều chi tiết vào bài nói của mình. Bạn sẽ thấy một điểm rằng, trên phương diện người nghe thì người khảo thí sẽ có cảm nhận rằng bạn đang “bom” càng nhiều càng tốt với suy nghĩ “Thà lầm còn hơn bỏ sót”. Tuy nhiên việc này lại phản tác dụng đối với người khảo thí và cho chính bạn.

3. Chiến đấu với Part 3 cần trang bị những gì?

IELTS Speaking Part 3 là phần quyết định bạn có được trên hay dưới Band 8.0 cho kỹ năng nói trong bài thi IELTS hay không. 

Trước hết bạn có thật sự hiểu được câu hỏi của người khảo thí hay không vì thông thường các bạn đã gần như hết năng lượng ở cái phần gọi là “Cá vượt vũ môn” này đế hóa “Rồng” thẳng tiến tới mục tiêu phải không?

Thông thường thì người khảo thí sẽ nói 1 hay 2 câu nào đó dẫn dắt rồi sẽ đặt câu hỏi cho bạn, do vậy nếu bạn không theo nổi thì chắc chắn bạn sẽ trả lời câu hỏi theo một cách mơ hồ mà bạn cho rằng nó sẽ có thể là vậy và vì thế chắc chắn đó không phải là một câu trả lời hoàn hảo theo ý bạn và người khảo thí rồi phải không?

Tuy nhiên, để lấy được 8.0 cũng không phải là không khả thi khi bạn phải hết sức tự tin hỏi lại người khảo thí, bạn cũng có thể gợi ý cho họ nhắc lại câu hỏi bằng cách diễn giải hay đơn giản hóa câu hỏi cho bạn.

Ví dụ: Could you simplify your question because it seems that I missed the point you have just asked me?, I am not quite sure about the matter/issue you have just mentioned but, from my understanding for this, I would say/make clear the point like this…)

Một điểm cuối cùng mình muốn đề cập để chắc chắn bạn có thể đạt Band 8.0 hoặc hơn thế nữa là hãy tập nói như những diễn giả khi họ bắt đầu câu chuyện của mình.

Ở đây chính là cách bạn trình bày rõ ràng ý tưởng ngay từ câu đầu tiên và sau đó là dẫn dắt vào từng ý chính một với sự kết hợp của những liên từ để làm cho ý tưởng của bạn trở nên rõ ràng và bạn cũng biết chính xác mình sẽ nói gì tiếp theo và khi nào là kết thúc câu trả lời. Bạn phải thể hiện cho người khảo thí biết bạn bắt đầu câu trả lời và kết thúc nó như thế nào, tránh trường hợp chạy vòng vòng không lối thoát. Trên hết, người khảo thí luôn muốn nghe câu chuyện của đời bạn, không phải câu chuyện của ai đó được lặp đi lặp lại.

Tham khảo:

Top chủ đề thường gặp ở phần thi IELTS Speaking Part 3

Các dạng câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3 thường gặp

Cách xử lý các tình huống khó trong IELTS Speaking Part 3

Tóm lại

Đây là các điểm mà bạn phải trau dồi và khổ luyện để đạt được mục tiêu 8.0 và hơn thế nữa:

  • Bạn đã có chất giọng tốt, rõ ràng và dễ hiểu (âm cuối, nối vần, ngữ điệu lên xuống)
  • Bạn có nhiều trải nghiệm của bản thân và diễn giải trôi chảy sang bằng tiếng Anh.
  • Bạn có khả năng thuyết trình và trình bày ý tưởng mạch lạc rõ ràng.
  • Bạn có khả năng sử dụng linh hoạt từ vựng và cấu trúc đa dạng nhưng phù hợp ngữ cảnh & đối tượng.
  • Bạn có có số lượng từ vựng học thuật, thành ngữ, những tổ hợp từ. Bạn có diễn đạt được cảm xúc của bạn vào câu chuyện hay vấn đề thông qua từ ngữ sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp

IELTS 8.0 là bằng B2 hay C1 trong CEFR?

IELTS 8.0 là bằng B2 hay C1 trong CEFR?
IELTS 8.0 là bằng B2 hay C1 trong CEFR?

IELTS Speaking Band 8.0 tương đương với trình độ C1 trong khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu CEFR. Cụ thể:

  • CEFR mức C1 tương đương IELTS 7.0; 7.5; 8.0
  • CEFR mức C2 tương đương IELTS 8.5; 9.0

Điều gì sẽ xảy ra nếu thí sinh đạt IELTS 8.0?

Tiếp cận các chương trình học tập và nghiên cứu ở các trường đại học nổi tiếng: Điểm IELTS 8.0 là một kết quả rất tốt và nó cho phép thí sinh đủ điểm yêu cầu để tham gia vào các chương trình đại học hàng đầu trên thế giới. Họ có thể đăng ký vào các ngành học mình muốn mà không phải lo lắng về yêu cầu IELTS của trường. Tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài, các công ty và tổ chức quốc tế thường yêu cầu ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Điểm IELTS 8.0 sẽ là một lợi thế lớn khi xin việc làm ở các công ty đa quốc gia hoặc các vị trí liên quan đến quốc tế.

Có thể đạt học bổng nếu được IELTS 8.0 hay không?

Nhiều trường đại học trong nước ta và cả nước ngoài (Anh, Mỹ, Canada,…) đều có các phần học bổng vô cùng hấp dẫn cho những thí sinh đạt IELTS 8.0. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này tại ngôi trường đang theo học hoặc các trường đại học nước ngoài mà mình sẽ du học để không bỏ lỡ học bổng.

Những điều không nên nói trong IELTS speaking?

  • Sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp
  • Nói nhỏ, ngập ngừng, thiếu tự tin
  • Nói quá nhanh hoặc quá chậm
  • Lạc đề, trả lời không đúng câu hỏi mà giám khảo và đề bài đặt ra
  • Lặp từ quá nhiều lần
  • Phát âm không chuẩn
  • Dùng sai ngữ pháp
  • Từ vựng thiếu sự mới mẻ, phong phú

Các bạn có thể tham khảo và tham gia các khóa học IELTS  và lộ trình học tại Vietop để có thể được học và được nghe chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm bài thi IELTS từ các thầy nhé.

Chúc các bạn học tập tốt và thành công và đừng quên ghé thăm mục tự học IELTS Speaking của Vietop để rèn luyện mỗi ngày nha!

Bình luận

Nhận tư vấn MIỄN PHÍ
Hoàn thành mục tiêu IELTS ngay bây giờ!

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Vui lòng chọn mục đích học IELTS của bạn?
Vui lòng chọn thời bạn bạn muốn Vietop gọi điện tư vấn?
Vui lòng chọn trung tâm mà bạn muốn kiểm tra